PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HAG
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HAG
1. Thông tin chung
– Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
– Tên giao dịch: Hoàng Anh Gia Lai
– Tên viết tắt : HAGL
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5900377720 do sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Gia Lai cấp lần đầu ngày 01 tháng 06 năm 2006, đăng ký thay đổi lần 31 ngày 08/02/2023.
– Vốn điều lệ: 9.274.679.470.000 VNĐ (Chín nghìn hai trăm bảy mươi bốn tỷ sáu trăm bảy mươi chín triệu bốn trăm bảy mươi nghìn đồng).
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 9.274.679.470.000 VNĐ (Chín nghìn hai trăm bảy mươi bốn tỷ sáu trăm bảy mươi chín triệu bốn trăm bảy mươi nghìn đồng).
– Địa chỉ: 15 Trường Chinh, Phường Phù Đổng, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia Lai, Việt Nam
– Số điện thoại: 0269 222 5888 Fax: 0269 222 2335
– Email : info@hagl.com.vn
– Website: www.hagl.com.vn
– Mã cổ phiếu: HAG
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku do ông Đoàn Nguyên Đức sáng lập năm 1993 và được chuyển đổi thành CTCP HAGL năm 2006. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE năm 2008 với mã chứng khoán là HAG và đến nay có hơn 927 triệu cổ phiếu đang lưu hành.

3. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty CP HAGL được tổ chức theo quy mô tập đoàn hoạt đông đa ngành nghề với lĩnh vực chính là trồng và kinh doanh các loại cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, kinh doanh chuỗi thực phẩm BAPI Food.

4. Các công ty con và công ty liên kết
Từ tiền thân là một phân xưởng nhỏ sản xuất gỗ, sau hơn 33 năm không ngừng phát triển. Nay HAGL đã phát triển thành hệ thống bao gồm 11 công ty con, công ty liên kết hoạt động trên địa bàn Việt Nam và cả nước bạn Lào.

5. Cơ cấu cổ đông
Ông Đoàn Nguyên Đức hiện nay là cổ đông lớn nhất của tập đoàn HAGL với số lượng cổ phần chiếm đến 34.5% vốn điều lệ

Trong quá hình thành và phát triển, HAGL đã nhiều lần tăng vốn điều lệ, đến thời điểm 31/12/2022 vốn điều lệ của HAGL là hơn 9.274 tỷ đồng.
6. Ban lãnh đạo công ty
Giữ chức Chủ tịch HĐQT của tập đoàn HAGL hiện nay là ông Đoàn Nguyên Đức
Ông Võ Trường Sơn hiện đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc

B. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản của doanh nghiệp thời điểm 31/12/2022 là 19.798 tỷ đồng, tăng 1.359 tỷ đồng so với năm 2021 (tương ứng tăng 7.4%). Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn là 8.039 tỷ đồng chiếm 40.6% tổng tài sản và tài sản dài hạn là 11.760 tỷ đồng tương đương 59.4% tổng tài sản.
Tiền của HAGL tại thời điểm 31/12/2023 là 72 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tại Ngân hàng là 65 tỷ đồng, còn lại là 7 tỷ đồng tiền mặt.

Các khoản phải thu ngắn hạn là 6.765 tỷ đồng ( chiếm 34.2% tổng giá trị tài sản công ty), trong đó:
– Phải thu của khách hàng là 906 tỷ đồng bao gồm phải thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 796 tỷ đồng, phải thu của công ty TNHH Thủy điện HAGL 92 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn khác là 18 tỷ đồng. Trong đó có 481 tỷ là phải thu từ các bên liên quan và 425 tỷ từ bên thứ ba.

– Trả trước cho người bán là 766 tỷ đồng( chiếm 3.9% tổng tài sản công ty) bao gồm công ty CP chế biến thức ăn gia súc Đông Gia lai 482 tỷ đồng, Công ty TNHH DV Nông nghiệp Tây Nguyên 131 tỷ đồng, Công ty TNHH Sản xuất Bột Mỳ 80 tỷ, Công ty TNHH T.B.Y.B Angkor Banana 20 tỷ và các nhà cung cấp khác là 53 tỷ đồng. Trong đó, trả trước cho các bên liên quan là 620 tỷ, trả trước cho bên thứ ba là 146 tỷ.

– Và các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn tính đến 31/12/2022 là 4.017 tỷ đồng (chiếm 20.3% tổng tài sản công ty). Trong đó cho vay các bên liên quan là 3951 tỷ, các bên khác là 66 tỷ. Các công ty liên quan có giao dịch lớn là: Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Tây Nguyên 427 tỷ; ông Nguyễn Kim Luân 205 tỷ; Công ty CP Lê Me 715 tỷ; Công ty CP Chế biến thức ăn gia súc Đông Gia Lai 533 tỷ…

– Ngoài ra Công ty còn 1.155 tỷ đồng (chiếm 5.8% tổng tài sản của công ty) các khoản phải thu ngắn hạn khác là tiền cho các công ty mượn 731 tỷ đồng, phải thu lãi cho vay 399 tỷ đồng, tạm ứng cho nhân viên 21 tỷ đồng và các khoản phải thu khác là 5 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn các bên liên quan là 733 tỷ đồng.

Hàng tồn kho đến 31/12/2022 là 1.148 tỷ đồng ( chiếm 5.8% tổng giá trị tài sản công ty) trong đó phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của hoạt động chăn nuôi, hoạt động sản xuất trồng trọt và hợp đồng xây dựng là 995 tỷ đồng, hàng hóa 53 tỷ, nguyện vật liệu 84 tỷ, hàng thành phẩm là 16 tỷ, còn lại số ít là công cụ dụng cụ 2 tỷ đồng.

Công ty còn 53 tỷ đồng tài sản ngắn hạn khác gồm 17 tỷ chi phí trả trước ngắn hạn, 32 tỷ thuế GTGT được khấu trừ và 3 tỷ thuế, các khoản khác phải thu Nhà nước.

Tài sản dài hạn của HAGL tính đến 31/12/2022 là 11.760 tỷ đồng chiếm 59.4% tổng tài sản Công ty, tăng 372 tỷ so với năm 2021 ( tương ứng 3.27%) trong đó có Tài sản cố định là 3.821 tỷ đồng (chiếm 19.3% tổng tài sản), tài sản dở dang dài hạn là 4.620 tỷ (chiếm 23.34% tổng tài sản), các khoản phải thu dài hạn là 2.430 tỷ (chiếm 12.27% tổng tài sản), đầu tư tài chính dài hạn là 442 tỷ ( chiếm 2.23% tổng tài sản) và các tài sản dài hạn khác là 476 tỷ đồng.
– Tài sản cố định hữu hình của Công ty là 3.559 tỷ đồng tăng 873 tỷ so với năm 2021 ( tương ứng 32.48%), chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc (1.766 tỷ), cây trồng lâu năm là (1.398 tỷ đồng), phương tiện vận chuyển (201 tỷ) , máy móc thiết bị (191 tỷ đồng), và các tài sản khác là 3 tỷ đồng

– Tài sản cố định vô hình của HAG là 261.7 tỷ tăng 139 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 112.9%), đây là các khoản quyền sử dụng đất (260,3 tỷ đồng) và phần mềm máy tính (1,4 tỷ đồng)

– Bất động sản đầu tư của công ty tại thời điểm 31/12/2022 là 60 tỷ đồng

– Tài sản dở dang dài hạn của HAG là 4.620 tỷ đồng trong đó gồm chi phí phát triển vườn cây ăn quả là 3.469 tỷ đồng, dự án chăn nuôi là 1.080 tỷ đồng, nhà xưởng, nhà máy nông trường là 12 tỷ đồng và các chi phí xây dựng khác là 59 tỷ đồng

– Các khoản phải thu dài hạn của Công ty đến 31/12/2023 là 2430 tỷ. Trong đó: phải thu về cho vay dài hạn là 1745 tỷ, phải thu dài hạn khác là 702 tỷ, dự phòng phải thu khó đòi là (-17) tỷ.
+ Phải thu về cho vay dài hạn với các bên liên quan là 1717 tỷ, còn lại là cho vay dài hạn các bên khác 19 tỷ.
+ Phải thu dài hạn khác là từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty CP Lê Me 440 tỷ; công ty Hoàn Thịnh Attapeu 105 tỷ. Đây là các dự án hợp tác trồng cây ăn quả, đang trong quá trình xây dựng cơ bản và chưa phát sinh doanh thu.

– Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 giảm 1.337 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 75.17%). Đây là các khoản đầu tư vào Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (1041 tỷ đồng), công ty Cổ phần truyền thông Thanh Niên (6.2 tỷ đồng), công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (1.2 tỷ), công ty Cổ phần dịch vụ Thương mại hàng không Viễn Đông(1.2 tỷ) và khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn là -608 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty còn có khoản chi phí trả trước dài hạn là 370 tỷ đồng.

Xét về nguồn vốn của HAG là 19.798 tỷ đồng tăng 1.359 tỷ so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nợ phải trả của HAG là 14.604 tỷ đồng chiếm 73.76% tổng nguồn vốn của Công ty, Vốn chủ sở hữu của HAG là 5.194 tỷ đồng chiếm 26.24 %.
Tại thời điểm 31/12/2022 Nợ ngắn hạn của HAG là 9.218 tỷ, tăng 2.464 tỷ so với năm 2021 ( tương ứng 36.47%) . Bao gồm các khoản phải trả người bán ngăn hạn 535 tỷ, người mua trả tiền trước 630 tỷ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước 9 tỷ, phải trả người lao động 80 tỷ, chi phí phải trả ngắn hạn 3.858 tỷ, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.000 tỷ và các khoản phải trả ngắn hạn khác 106 tỷ.
– Phải trả người bán ngắn hạn: tăng 176 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 48.86%).

– Người mua trả tiền trước là 630 tỷ đồng bao gồm 405 tỷ từ các bên liên quan chi tiết là của: Công ty TNHH Vinacapital Phước Điền 162.7 tỷ, Công ty Cổ phần Giấy Đức Phú 92.6 tỷ đồng ,149.6 tỷ đồng của các khách hàng khác. Phần còn lại là 225 tỷ từ các bên liên quan.

– Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 1.6 tỷ đồng so với năm 2021

– Chi phí phải trả ngắn hạn: tăng 769 tỷ so với năm 2021 ( tương ứng 24.9%). Trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay.

– Phải trả ngắn hạn khác: giảm 55 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 34.38%)

– Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của HAG tăng 1.491 tỷ đồng tương đương với 59.41% so với năm 2021

Nợ dài hạn: của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 là 5.386 tỷ, chiếm 27.2% tổng nguồn vốn. Giảm 1.626 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 23.19%). Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính chiếm 4.165 tỷ đồng tương đương với 21.04% tổng nguồn vốn, ngoài ra còn có chi phí phải trả dài hạn là 490 tỷ đồng, thuế thu nhập hoãn lại phải trả 416 tỷ đồng, chi phí phải trả dài hạn khác 309 tỷ và 5 tỷ dự phòng phải trả dài hạn.
– Vay và nợ thuê tài chính dài hạn của HAG giảm 1.612 tỷ đồng tương đương với 27.6% so với năm 2021

– Chi phí lãi vay phải trả dài hạn giảm 163 tỷ tương đương với 25%

– Phải trả dài hạn khác: tăng 243 tỷ so với năm 2021 đây là các khoản mượn từ công ty và cá nhận liên quan nhằm bổ sung vốn lưu động của Tập đoàn.

– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: giảm 95 tỷ tương đương với 18.53% sơ với năm 2021

Vốn chủ sở hữu của HAG tính đến 31/12/2022 là 5.195 tỷ đồng, tăng 522 tỷ tương đương với 11.16% so với năm 2021

Công ty có 200 tỷ đồng lợi ích cổ đông không kiểm soát

Đánh giá về bảng cân đối tài sản của HAG
– Quy mô tổng tài sản tăng 7.37% so với năm 2021, công ty có nhiều giao dịch đối với bên liên quan, đặc biệt là các khoản phải thu về cho vay, đối với các bên liên quan có 3951 tỷ ngắn hạn và 1717 tỷ dài hạn. Phải thu ngắn hạn khác của công ty khá lớn 1156 tỷ chủ yếu là cho các công ty mượn và phải thu lãi vay.
– Công ty đầu tư góp vốn vào các đơn vị 1050 tỷ, tuy nhiên lại trích lập dự phòng 608 tỷ đầu tư tài chính dài hạn. cho thấy các khoản đầu tư đang không mang lại hiệu quả.
– Đối với nguồn vốn, nợ phải trả của công ty khá lớn chiếm 73.76%. Nợ ngắn hạn của công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy công ty đang gặp vấn đề về cơ cấu vốn.
– Vay ngắn hạn là 4000 tỷ, trong đó có 2058 tỷ trái phiếu đến hạn trả tạo áp lực trả nợ rất lớn đối với công ty trong năm tài chính.
2. Kết quả HĐSXKD

Năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu 5.198 tỷ đồng, tăng 3.011 tỷ tương đương với 137.63% so với năm 2021. Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ các nguồn: bán trái cây 2241 tỷ, bán heo 1.697 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hóa 924 tỷ, doanh thu cung cấp dịch vụ 295 tỷ và các doanh thu khác 40 tỷ

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 249 tỷ tương đương với 33.87% so với năm 2021

Lợi nhuận sau thuế của Công ty là 1125 tỷ, tăng mạnh so với mức 128 tỷ của năm 2021
3. Lưu chuyển tiền tệ của công ty

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đến 31/12/2022 là 37 tỷ. tăng mạnh so với năm 2021.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là 250 tỷ đồng giảm 1.039 tỷ so với năm 2021.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là -293 tỷ đồng.
4. Các chỉ số tài chính

C. KẾ HOẠCH, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HAG
Kết quả kinh doanh năm 2022 của HAG

– Trái cây: Năm 2022, ngành cây ăn trái vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động của công ty với sản phẩm chủ lực là chuối. Đến cuối năm 2022, diện tích trồng chuối khoảng 7000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Sản phẩm có chất lượng cao, theo tiêu chuẩn Global GAP, đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
– Chăn nuôi heo: Từ năm 2020, công ty bắt đầu tham gia đầu tư vào ngành chăn nuôi heo. Đến năm 2022, doanh thu từ ngành này đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đứng thứ hai chỉ sau trái cây.Đến cuối năm 2022, công ty đã xây dựng được 10 cụm chuồng trại với công suất nuôi khoảng 600.000 con mỗi năm.
Kế hoach kinh doanh của công ty năm 2023

Về tài chính Tích cực thu hồi công nợ cũ kết hợp cùng với nguồn tiền của công ty (từ hoạt động kinh doanh, bán tài sản không hiệu quả….), công ty dự kiến sẽ trả thêm 1.000 tỷ đồng nợ ngân hàng trong năm 2023.
Về nhân sự Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công việc.
Về sản xuất, kinh doanh Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng cây ăn trái trong đó chủ yếu là chuối. Duy trì và kiểm soát chi phí liên quan đến hoạt động chăn nuôi đảm bảo cho hoạt động này hòa vốn trong năm 2023, duy trì và tái đàn để nắm bắt cơ hội giá heo phục hồi.
TÓM TẮT VỀ MÃ CỔ PHIẾU HAG
– HAG là doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công ty có quỹ đất lớn và vùng sản xuất dồi dào. Địa bàn hoạt hoạt động của công ty ở cả Việt Nam và nước ngoài.
– Những lĩnh vực như cây ăn trái, đặc biệt là chuối, heo là các nguồn doanh thu chính của công ty. Các lĩnh vực này còn nhiều dư địa phát triển, khi công ty đã xây dựng được mô hình sản xuất kinh doanh ổn định, cả về quy mô và quy trình sản xuất.
– Ngoài ra, công ty đang phát triển các loại trái cây khác: sầu riêng, bưởi, macca, xoài..có thể đóng góp lớn hơn vào doanh thu của công ty trong giai đoạn tiếp theo.
– Thị trường thịt heo có nhiều biến động, tuy nhiên gần đây có nhiều tín hiệu khởi sắc, công ty vẫn duy trì quy mô đàn khoảng 300.000 con.
– Về tài chính, nợ vay của công ty tương đối lớn, nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn, công ty cần cơ cấu lại nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định, liên tục.