PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU CII
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CII
1. Thông tin chung
CII là công ty lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông ở Việt Nam, công ty tham gia đầu tư, phát triển các dự án BOT, BT giao thông, các dự án này khi đưa vào khai thác tạo ra doanh thu , dòng tiền ổn định, đồng thời có quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản.
Ngoài ra, công ty còn phát triển các dự án bất động sản tại khu đô thị Thủ Thiêm và các tỉnh thành, các dự án hạ tầng nước và lĩnh vực xây dựng dịch vụ các công trình hạ tầng dân dụng.
2. Lịch sử hình thành

3. Lĩnh vực kinh doanh

3.1Các dự án hạ tầng giao thông
Đây là lĩnh vực cốt lõi của công ty, hầu hết các dự án hạ tầng giao thông của CII group đều thuộc sự quản lý của công ty CII B&R. Đây là mảng kinh doanh mang lại nguồn thu chính, ổn định lâu dài và tăng trưởng đều mỗi năm cho công ty. Hiện nay các dự án BOT về hạ tầng cầu đường giao thông của CII đều đã hoàn thành quá trình xây dựng và đang trong thời gian khai thác hoàn vốn cho dự án. Doanh thu 1 ngày của các dự án BOT mà công ty CII đang khai thác đạt khoảng 6,37 tỷ đồng/ngày.

3.2. Các dự án bất động sản
Trong quá trình đầu tư các dự án hạ tầng, ngoài những dự án BOT được phép thu phí sau khi đưa vào sử dụng, CII còn tham gia đầu tư những dự án BT (Xây dựng – Chuyển giao) theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Những dự án này giúp Công ty xây dựng được một quỹ đất sạch với ưu điểm là CII có thể chủ động trong tiến độ xây dựng hạ tầng để hoạch định chiến lược phát triển dự án bất động sản ở thời điểm thích hợp. Có thể nói, nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty là đầu tư cơ sở hạ tầng, CII có thêm được một số dự án bất động sản đóng góp vào nguồn thu, lợi nhuận của CII.
Hiện nay, CII đang là chủ đầu tư của các dự án căn hộ, nhà phố phân khúc cao cấp, hạng sang thông qua Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm và Công ty TNHH Đầu tư Cao ốc Điện Biên Phủ (CII sở hữu 100%) và các dự án căn hộ, nhà phố trung cấp trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Năm Bảy Bảy (CII sở hữu trực tiếp 37,52% và sở hữu gián tiếp 5,54% thông qua Công Ty CII E&C)
3.3 Dự án hạ tầng nước
Năm 2013, CII bắt đầu tái cấu trúc mảng nước thông qua việc tách bạch và chuyển giao dự án nước hiện hữu cho Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn (SII). SII ra đời có ý nghĩa lớn đối với chiến lược phát triển đầu tư vào ngành nước của CII. Với nhu cầu cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và dân sinh ngày càng gia tăng, tiềm năng phát triển của SII là rất lớn, ngoài ra công ty cũng đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải – cũng đang là vấn đề cấp bách của các đô thị lớn tại Việt Nam. Hoạt động của SII không những hứa hẹn có hiệu quả về kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội thông qua việc góp phần cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
3.4 Xây dựng và dịch vụ hạ tầng
Trong năm 2022, công ty CII E&C đã tập trung nguồn lực triển khai thi công dự án trong CII Group như dự án Mở Rộng Xa Lộ Hà Nội, dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Dự án Khu Dân Cư Sơn Tịnh, các dự án sửa chữa, nâng cấp đường ĐT 741, Quốc lộ 1A Ninh Thuận.
4. các công ty con, công ty liên kết

5. Cơ cấu cổ đông
6. Lãnh đạo công ty
Chủ tịch HĐQT công ty là ông Lê Vũ Hoàng, Tổng giám đốc là ông Lê Quốc Bình.

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Bảng cân đối tài sản
Tổng tài sản của CII tính đến hết năm 2022 là 28.559 tỷ đồng. Trong đó, tài sản dài hạn chiếm 21.333 tỷ đồng ( tương đương 74.7% tổng giá trị tài sản) còn tài sản ngắn hạn chiếm 7.227 tỷ đồng (tương đương 25.3% tổng giá trị tài sản)

Tài sản ngắn hạn của CII bao gồm:
276 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm 181 tỷ đồng

Phải thu ngắn hạn chiếm 4.619 tỷ đồng bao gồm phải thu ngắn hạn của khách hàng là 886 tỷ đồng tập trung chủ yếu là khách hàng nhận chuyển nhượng bất động sản 442 tỷ đồng, Công ty cổ phần BOT Trung Lương Mỹ Thuận 174 tỷ đồng, ông Nguyễn Trường Sơn 77 tỷ đồng và các đối tượng khác là 193 tỷ đồng.

Trả trước cho người bán là 260 tỷ đồng bao gồm Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc 137 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Dịch vụ thương mại Công Huy 25 tỷ đồng và các đối tượng khác 98 tỷ đồng.

Phải thu về cho vay hỗ trợ vốn ngăn hạn chiếm 1.806 tỷ đồng, bao gồm Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc 531 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Việt Thành 461 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Pearl City 256 tỷ đồng, Công ty CPTM nước giải khát Khánh An 238 tỷ đồng, Công ty CP Cấp nước Sài Gòn- Pleiku 107 tỷ đồng và các Công ty khác là 213 tỷ đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn khác là 1.842 tỷ đồng trong đó lãi phải thu là 503 tỷ đồng, tiền đặt cọc, cầm cố và ký quỹ 434 tỷ đồng, tiền bán căn hộ của Công ty CP Dịch vụ Nhịp cầu Địa Ốc là 280.5 tỷ đồng, tạm ứng vốn các công trình xây dựng 122 tỷ đồng, tạm ứng lợi nhuận cho nhà đầu tư 116 tỷ đồng và các khoản phải thu khác là 381.5 tỷ đồng

Hàng tồn kho của CII dến hết 31/12/2022 là 1.617 tỷ đồng ( chiếm 5.7% tổng giá trị tài sản) trong đó có các dự án bất động sản chờ bán gồm: dự án khu nhà ở chung cư lô 3.15 là 618 tỷ đồng, dự án khu nhà ở chung cư số 152 Điện Biên Phủ là 346 tỷ đồng, dự án khu nhà ở chung cư lô 3.2 là 96 tỷ đồng; và chi phí sản xuất các dự án dở dang là 516 tỷ đồng, 41 tỷ đồng tồn kho còn lại là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và hàng hóa thành phẩm.

Ngoài ra tài sản ngắn hạn của CII còn có 628 tỷ đầu tư tài chính ngắn hạn và 67 tỷ đồng tiền tài sản ngắn hạn khác

Tài sản dài hạn của công ty tăng từ 20.373 tỷ đồng năm 2021 lên 21.333 tỷ đồng năm 2022. Bao gồm:
Các khoản phải thu dài hạn là 5907 tỷ, trong đó phải thu về cho vay ( hỗ trợ vốn ) các bên liên quan: công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận là 1901 tỷ đồng, công ty cổ phần đầu tư Năm Bảy Bảy là 1.361 tỷ đồng

Các khoản phải thu dài hạn khác là 2568 tỷ đồng , trong đó lãi vốn chủ của các dự án BOT là 1233 tỷ, lãi phải thu từ các khoản hợp tác đầu tư và hỗ trợ vốn 892 tỷ, vốn góp hợp tác đầu tư 357 tỷ đồng

Tài sản cố định là 8524 tỷ đồng, bao gồm tài sản cố định hữu hình 1717 tỷ đồng tài sản cố định vô hình 6.808 tỷ. TSCĐ hữu hình chủ yếu là phương tiện vận tải, nhà cửa kiến trúc, máy móc thiết bị. tài sản cố định vô hình chủ yếu là quyền thu phí các dự án BT, BOT giao thông mà công ty đã xây dựng và đang khai thác.

Đầu tư tài chính dài hạn là 2420 tỷ, bao gồm các khoản đầu tư, góp vốn vào: công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận 831 tỷ, công ty CP đầu tư Năm Bảy Bảy 682 tỷ, công ty cổ phần đầu tư nước Tân Hiệp 103 tỷ, công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Riverfront 188 tỷ, công ty cổ phần B.O.O nước Thủ Đức 143 tỷ và các công ty khác.

Chi phí xây dưng cơ bản dở dang dài hạn là 536 tỷ đồng được đầu tư vào dự án xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm 384 tỷ và các dự án khác là 152 tỷ đồng

Bất động sản đầu tư của CII tính đến 31/12/2122 là 906 tỷ đồng chiếm 4.2% tổng giá trị tài sản

Tài sản dài hạn khác là 3.093 tỷ bao gồm chi phí trả trước dài hạn (chủ yếu là chi phí lãi vay của các dự án BOT) là 1882 tỷ,lợi thế thương mại là 871 tỷ và tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 276 tỷ.

Nhận xét:
Nhìn chung cơ cấu tài sản của công ty tương đối hợp lý, tài sản dài hạn chiếm chủ yếu, phù hợp với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng nước và bất động sản.
Vốn chủ sở hữu của công ty là 8.301 tỷ đồng

Trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2.840 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối sau thuế là 2.450 tỷ đồng, lợi ích cổ đông không kiểm soát là 2.916 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần là 561 tỷ đồng, cổ phiếu quỹ (-737) tỷ

Nợ phải trả của CII tính đến hết 31/12/2022 là 20.258 giảm 2.233 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó:

Nợ ngắn hạn của công ty 9.570 tỷ chiếm 47.2% tổng nợ phải trả, bao gồm phải trả người bán ngắn hạn 474 tỷ, người mua trả tiền trước ngắn hạn 1.524 tỷ, phải trả ngắn hạn khác 2127 tỷ

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 5166 tỷ, trong đó vay công ty và cá nhân khác 667 tỷ, vay dài hạn đến hạn trả 425 tỷ, trái phiếu đến hạn 3134 tỷ, phần còn lại vay của các ngân hàng HDbank 450 tỷ, BIDV 317.5 tỷ Vietinbank 173 tỷ, các công ty và cá nhân khác là 667 tỷ

Nợ dài hạn 10.688 tỷ chiếm 52.8% tổng nợ phải trả. Bao gồm:
Phải trả dài hạn khác 1.160 tỷ, doanh thu chưa thực hiện dài hạn 3 tỷ, thuế thu nhập hoãn lại phải trả 108.5 tỷ đồng, và

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 9.416 tỷ chiếm 88% tổng số nợ dài hạn , trong đó bao gồm vay ngân hàng Vietinbank là 4.120 tỷ, ngân hàng BIDV là 1.314 tỷ Ngân hàng TPbank là 532 tỷ, các cá nhân, tổ chức và ngân hàng khác là 364 tỷ

Phần vay và nợ thuê tài chính dài hạn còn lại là 3.085 tỷ đồng trái phiếu phát hành.

2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Cuối năm 2022, doanh thu công ty đạt 5.902 tỷ, tăng mạnh so với mức 2.909 của năm 2021. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ thu phí giao thông và doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ chính, các dự án giao thông của công ty đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, đem lại nguồn thu ổn định, góp phần nâng cao năng lực tài chính của công ty. Dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, dự án lớn nhất trong danh mục đầu tư của CII, đã đi vào thu phí, dự kiến sẽ hợp nhất dự án từ Q3/2023 góp phần làm tăng doanh thu cho công ty năm 2023 và các năm tiếp theo.
Lợi nhuận gộp của công ty đạt 1.344 tỷ, tăng mạnh so với năm 2021, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 1.044 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1.041 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 861 tỷ, tăng mạnh so với năm 2021

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 là 973 tăng mạnh so với năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -22 tỷ, so với năm 2021. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là -1364 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 395 tỷ của năm 2021.

C. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Các sự kiện nổi bật của công ty trong năm 2022:
– Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận chính thức được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, thu phí từ ngày 9/8/2022
– Bàn giao dự án căn hộ The river Thủ Thiêm
– Bàn giao dự án khối căn hộ 152 Điện Biên Phủ
– Tiếp tục bàn giao dự án D’verano

1. Đánh giá chung về các hoạt động kinh doanh chính
– Mảng thu phí giao thông BOT
Doanh thu từ thu phí của CII năm 2022 là 1445 tỷ đồng, tăng gần 53% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ 2 yếu tố: (1) các dự án đã được vận hành ổn định từ đầu năm 2022 mà không phải tạm dừng hoạt động để thực hiện giãn cách xã hội như năm 2021. (2) từ ngày 01/04/2022 giá vé qua trạm thu phí xa lộ Hà Nội tăng 10%.
Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sau khi đi vào vận hành mang về doanh thu 2.5 tỷ/ ngày đêm.
– Mảng kinh doanh bất động sản
Trong năm 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn kịp hoàn thành và bàn giao phần lớn các dự án như D’varano, The River, và dự án khối căn hộ 152 Điện Biên Phủ, từ đó tạo nguồn thu ổn định cho CII
Tính đến ngày 31/12/2022, giá trị hàng tồn kho tại các dự án bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 4% tổng tài sản hợp nhất của CII, đây chủ yếu là các sản phẩm đã hoàn thành việc kinh doanh và sẽ được bàn giao trong năm 2023, từ đó cho thấy CII không bị ảnh hưởng bởi các khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay.
2. Tình hình hoạt động trong năm 2023
– Kế hoạch thu phí năm 2023 là khoảng 1950 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022, phần tăng thêm chủ yếu đến từ việc hợp nhất dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, dự kiến từ quý 3/2023, dự kiến sẽ làm tăng tài sản của công ty khoảng 7000 tỷ và tạo ra nguồn thu ổn định cho công ty, ngoài ra CII tiếp tục làm việc với CQNN về việc tăng giá vé một số dự án BOT theo quy định của hợp đồng.
– CII đang đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục pháp lý để phát triển quỹ đất, tạo cơ sở cho các dự án bất động sản.
– Công ty đang nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông mới bao gồm: đường trên cao kết hợp bất động sản TP.HCM 45.000 tỷ, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giai đoạn 2: 9000 tỷ, nút giao trong TP.HCM 7000 tỷ, cầu Thủ Thiêm 4: 5500 tỷ. Luật đầu tư PPP mới mở ra cơ hội lớn liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông, đây là tiềm năng để công ty phát triển trong trung và dài hạn.
Tóm tắt đánh giá CII
– CII là doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công ty có lợi thế trong giai đoạn chính phủ đang đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư công, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng.
– Công ty có quỹ đất dồi dào, ở nhiều vị trí đắc địa, có tiềm năng phát triển nhiều dự án bất động sản lớn, đem lại lợi nhuận cao
– Tuy nhiên công ty có cấu trúc sở hữu phức tạp, môt số lĩnh vực không hiệu quả, tạo gánh nặng tài chính
– Cơ cấu nợ vay lớn ảnh hưởng đến dư địa đầu tư, có nguy cơ rủi ro trước biến động của thị trường tài chính, mặt bằng lãi suất.