PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VND
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VND
1. Thông tin chung
– Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
– Mã cổ phiếu : VND
– Vốn điều lệ: 12,178,440,090,000 VNĐ ( Mười hai nghìn một trăm bảy mươi tám tỷ bốn trăm bốn mươi triệu không trăm chín mươi nghìn đồng)
– Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
– Số điện thoại: 02439724568 Fax: (02439724600
– Email: Cbtt@vndirect.com.vn
– Website: https://www.vndirect.com.vn
– VP Đại diện: 51 Bến Chương Dương – P.Nguyễn Thái Bình – Q.1 – Tp.HCM
2. Lịch sử hình thành và phát triển
– Ngày 16/11/2006: VNDIRECT được UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động với vốn điều lệ 50 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102065366 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội lần đầu ngày 16/11/2006, cấp thay đổi lần thứ 7 ngày 05/05/2022.

– Ngày 18/08/2007: chính thức giao dịch trên sàn HOSE. Đến nay công ty đang lưu hành là hơn 1.217 triệu cổ phiếu.

3. Lĩnh vực kinh doanh và mạng lưới hoạt động

4. Thông tin về cơ cấu cổ đông

Trong quá hình thành và phát triển, VND đã trải qua 8 lần tăng vốn điều lệ

5. Ban lãnh đạo công ty
Đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc của công ty là ông Nguyễn Vũ Long

B. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
1. Bảng cân đối kế toán

Theo thông tin trong Báo cáo tài chính đến hết 31/12/2022, Tổng tài sản của Công ty VND đạt 38.870 tỷ đồng
Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn là 38.670 tỷ đồng ( chiếm 99.48% tổng tài sản) và tài sản dài hạn chiếm 200 tỷ đồng ( tương đương 0.52% tổng tài sản).
Tiền và các khoảng tương đương tiền là 2.556 tỷ đồng chiếm 6.58% tổng tài sản công ty. Trong đó hoàn toàn là tiền gửi ngân hàng.

Các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL) có giá trị là 19.062 tỷ đồng (chiếm 49.04% tổng tài sản, tăng 51.09% so với năm 2021). Trong đó, giá trị cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết là 878 tỷ đồng, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa niêm yết là 367 tỷ đồng, trái phiếu chính phủ là 734 tỷ đồng, trái phiếu tổ chức tín dụng là 1.715 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp là 8.053 tỷ và chứng chỉ tiền gửi là 7.313 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản đầu tư của VND vào trái phiếu doanh nghiệp là khá lớn (hơn 8000 tỷ). Nhưng trong BCTC không có thuyết minh chi tiết về khoản mục này, điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tình hình tài chính của VND. Các khoản đầu tư vào cổ phiếu chỉ hơn 1000 tỷ đồng, giá trị hợp lý ghi nhận tăng so với giá gốc.

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 5.618 tỷ đồng, đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm.

Các khoản cho vay của VND là 9.060 tỷ đồng (chiếm 23.31% so với tổng tài sản) giảm 6.412 tỷ đồng ( tương đương với 41.44%) so với cùng kỳ năm 2021. Bao gồm tiền cho vay hoạt động ký quỹ là 8.752 tỷ đồng và cho vay hoạt động ứng trước tiền bán của khách hàng là 308 tỷ đồng.

Các tài sản tài chính khác của công ty đến 31/12/2023 là 2.503 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu bán các tài sản chính là 1.652 tỷ đồng chiếm 4.02% tổng tài sản công ty, các khoản dự thu cổ tức, tiền lãi chưa đến ngày nhận là 593 tỷ đồng, trả trước cho người bán là 10 tỷ đồng, các khoản phải thu khác là 252 tỷ đồng và dự phòng phải thu khó đòi -5 tỷ đồng

Tài sản ngắn hạn khác của công ty là 100 tỷ đồng (chiếm 0.26% tổng giá trị tài sản). Bao gồm 2 tỷ tiền tạm ứng, 17 tỷ chi phí trả trước ngắn hạn và 81 tỷ đồng tiền cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.

Tài sản dài hạn của VND tính đến 31/12/2022 là 200 tỷ đồng. Tài sản dài hạn của VND chiếm 1 phần nhỏ của tổng tổng tài sản, trong đó có tài sản tài chính dài hạn là 30 tỷ đồng, tài sản cố định là 77 tỷ, chi phí xây dựng dở dang 9 tỷ đồng và tài sản dài hạn khác 84 tỷ.
Nợ phải trả của VND tính đến 31/12/2022 là 24.356 tỷ đồng, giảm 2.916 tỷ đồng (tương đương 10.69%) so với năm 2021, chiếm 62.66% tổng nguồn vốn, trong đó nợ ngắn hạn là 23.529 tỷ đồng và nợ dài hạn là 827 tỷ đồng.
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của VND tính đến 31/12/2022 là 19.312 tỷ đồng bao gồm 3.442 tỷ đồng vay ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2.399 tỷ đồng vay ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 483 tỷ vay ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2.303 tỷ vay hợp vốn ngân hàng Cathay United Bank Việt Nam đại diện, 1.855 tỷ vay hợp vốn ngân hàng Taipai Fubon Commercial Bank đại diện và 8.820 tỷ vay ngân hàng, đối tượng khác.

Công ty có khoản trái phiếu phát hành, bao gồm 850 tỷ ngắn hạn và 800 tỷ dài hạn.

Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán của VND đến 31/12/2022 là 888 tỷ, chiếm 2.29% tổng nguồn vốn, giảm 20% so với năm 2021.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của VND tại 31/12/2022 là 204 tỷ, chiếm 0.52% tổng nguồn vốn.

Công ty có khoản chi phí phải trả ngắn hạn 218 tỷ đồng, chiếm 0.56% tổng nguồn vốn.

Khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác của Công ty tại 31/12/2022 là 1853 tỷ, chiếm 4.77% tổng nguồn vốn. Đây là các khoản tiền của nhà đầu tư mà công ty nhận quản lý.

Ngoài ra, công ty có phải trả người bán ngắn hạn 17 tỷ, người mua trả tiền trước 18 tỷ, phải trả người lao động 19 tỷ, quỹ khen thưởng phúc lợi 147 tỷ, thuế thu nhập DN hoãn lại phải trả 27 tỷ.
Vốn chủ sở hữu của VND tại thời điểm 31/12/2022 là 14.515 tỷ, chiếm 37.34% tổng nguồn vốn, tăng 47.77% so với năm 2021. Trong đó: vốn đầu tư của chủ sở hữu là 12.178 tỷ, lợi nhuận chưa phân phối 2335 tỷ.

2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2022, ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô cả trong nước và nước ngoài: như Fed tăng lãi suất, xung đột địa chính trị ở Ukraine, tình hình trong nước như lạm phát tăng, tỷ giá tăng mạnh, khiến cho Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng, cùng với đó là các vấn đề nội tại của thị trường chứng khoán như: trái phiếu doanh nghiệp, thao túng giá chứng khoán… đã tạo tâm lý bi quan chung cho toàn thị trường. Tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của VND.
Năm 2022, doanh thu hoạt động của công ty là 6829 tỷ, tăng 13.08% so với năm 2021. Đóng góp chính doanh thu của công ty là: Lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ 3294 tỷ, chiếm 54.43%, tăng 32.94% so với năm 2021; lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 399 tỷ, chiếm 6.60% doanh thu hoạt động; lãi từ các khoản cho vay và phải thu 1600 tỷ, chiếm 26.44% doanh thu hoạt động; doanh thu môi giới chứng khoán 1249 tỷ, chiếm 20.65%; doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán 192 tỷ chiếm 3.18%.
Chi phí hoạt động của công ty là 3826 tỷ, tăng 64.58% so với năm 2021. Trong đó: lỗ từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ: 2641 tỷ, chiếm 43.63%, tăng 141.73% so với năm 2021; chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán 714 tỷ, chiếm 11.79%, chi phí dự phòng TSTC, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi 90 tỷ, chiếm 1.48%; chi phí dịch vụ khác 301 tỷ, chiếm 4.98%, và các chi phí khác.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đạt 1535 tỷ, giảm 48.48% so với năm 2021. Lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 1220 tỷ giảm 48.79% .

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đến 31/12/2022 là (3063) tỷ, mức âm dòng tiền giảm so với cùng kỳ năm 2021
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -63 tỷ đồng, tăng so với năm 2021.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là 2981 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2021.

Các chỉ số tài chính của công ty:

C. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA VND

Một số điểm chính về kết quả hoạt động năm 2022 của VND
– Tăng vốn điều lệ: ngày 15/04/2022 VND đã hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, tăng vốn điều lệ lên hơn 12.000 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu đạt hơn 14.000 tỷ đồng, nằm trong top các công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường. Với quy mô vốn mới, công ty được tăng cường năng lực tài chính mạnh mẽ, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nguồn vốn và cung cấp dịch vụ tài chính tới khách hàng như hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ và hoạt động bảo lãnh phát hành.
– Năng lực huy động vốn: Đến hết năm 2022, công ty có tổng hạn mức tín dụng lên đến hơn 50.000 tỷ, với hạn mức tín chấp gần 14.000 tỷ, hạn mức với ngân hàng nước ngoài là gần 9.000 tỷ. Trong năm 2022, VND tiếp tục ký kết thành công khoản vay hợp vốn tín chấp trị giá 75 triệu USD với nhóm định chế tài chính đến từ Đài Loan, Singapore, Hongkong. Ngoài ra công ty bổ sung nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu ra công chúng. Công ty đã phát hành thành công 1000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 1-3 năm cho các nhà đầu tư tổ chức lớn.
– Khách hàng cá nhân: mặc dù thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều thách thức trong năm 2022. Nền tảng khách hàng cá nhân của VND vẫn tăng trưởng quy mô khách hàng. Trong năm 2022, VND phục vụ thêm hơn 190.300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân, tăng trưởng hơn 28% so với năm 2021, và chiếm gần 17% số nhà đầu tư cá nhân toàn thị trường.

– Khách hàng doanh nghiệp: năm 2022, VND đã thực hiện các dịch vụ phát hành trái phiếu, bao gồm tư vấn, đại lý, bảo lãnh phát hành với tổng giá trị lên tới hơn 51.000 tỷ đồng, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn: BIDV, Vietinbank, VIB, Cienco4, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ, Trung Nam Group…
Kế hoạch kinh doanh năm 2023

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÃ CHỨNG KHOÁN VND
– VND là một trong các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm, công ty nằm trong top những công ty có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
– VND có tập khách hàng lớn và đa dạng là nguồn lực và tài sản của công ty.
– VND có nhiều mối quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài, giúp công ty dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và mô hình quản trị hiện đại từ các đối tác.
– Trong danh mục FVTPL của công ty phát sinh khoản trái phiếu doanh nghiệp lớn (hơn 8000 tỷ) có khả năng phát sinh rủi ro tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
– Từ đầu năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được hỗ trợ bởi các yếu tố vĩ mô và chính sách, cùng với niềm tin của các nhà đầu tư đang dần trở lại, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán VN nói chung và hoạt động kinh doanh của VND.