PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI (HOSE: SSI)
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SSI
1.1. Thông tin chung
– Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Chứng khoán SSI
– Tên giao dịch: CTCP Chứng khoán SSI
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: số 056679 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 30 tháng 12 năm 1999, đăng ký thay đổi lần thứ 28 ngày 04/08/2022.
– Vốn điều lệ: 15.011.301.370.000 VNĐ (Mười lăm nghìn mười một tỷ ba trăm lẻ một triệu ba trăm bảy mươi nghìn đồng).
– Địa chỉ: Ðịa chỉ: 72 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
– Điện thoại: (84-28) 38.242.897 Fax: (84-28) 38.242.997
– Email: investorrelation@ssi.com.vn
– Website: www.ssi.com.vn/
– Mã cổ phiếu: SSI
1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI – HOSE) được thành lập vào tháng 12 năm 1999, với vốn điều lệ ban đầu là 6.000.000.000 VNĐ. Tháng 11/2006: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên trên TTCK Việt Nam cho chính SSI. Tháng 12/2006, Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại HNX. Tháng 08/2007, Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) được thành lập. Tháng 10/2007: SSI chính thức niêm yết tại HOSE. Tháng 07/2009, SSIAM là công ty đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Năm 05/2017, SSI được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Tháng 05/2021, SSI trở thành Công ty Chứng khoán đầu tiên đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong suốt quá trình hoạt động, SSI liên tục tăng vốn điều lệ, cho đến nay là 15.011.301.370.000 VNĐ.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay, SSI có 05 ngành nghề kinh doanh chính:
(1) Dịch vụ chứng khoán, dịch vụ trực tuyến và dịch vụ quản lý tài sản
– Sản phẩm, Dịch vụ đối với chứng khoán niêm yết
– Sản phẩm, Dịch vụ đối với chứng khoán phái sinh
– Sản phẩm, Dịch vụ Tài chính
– Sản phẩm, Dịch vụ Giao dịch Điện tử
– Sản phẩm Tư vấn Đầu tư
– Dịch vụ Quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân
(2) Nguồn vốn và kinh doanh tài chính
– Kinh doanh nguồn vốn
– Dịch vụ liên quan đến trái phiếu
– Dịch vụ thiết kế, xây dựng, kinh doanh các sản phẩm phái sinh, cấu trúc… để đáp ứng các nhu cầu của Công ty và Khách hàng
(3) Đầu tư
– Đầu tư Cổ phiếu, Trái phiếu chuyển đổi, Chứng chỉ quỹ, Chứng khoán phái sinh
– Tạo lập thị trường
– Phát hành Chứng quyền có bảo đảm
(4) Dịch vụ ngân hàng đầu tư
– Tư vấn Tài chính doanh nghiệp
– Tư vấn Mua bán & Sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
– Tư vấn Huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước
(5) Công ty TNHH Quản lý Quỹ (SSIAM)
– Huy động và quản lý các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước
– Quản lý danh mục đầu tư
– Tư vấn đầu tư cho các khách hàng tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, Tư vấn định hướng chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản

SSI hiện là một tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ chứng khoán cho hơn 12.000 khách hàng, trong đó hơn 1.100 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 64% thị phần) bao gồm các công ty, tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước đến từ các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Đài Loan,… Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố vĩ mô, thị phần môi giới cổ phiếu/chứng chỉ quỹ của SSI trong năm 2022 tiếp tục duy trì trong Top 3 công ty có thị phần môi giới lớn nhất, đạt 9,84% trên sàn HOSE và 6,89% trên sàn HNX với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu.
1.4. Các công ty con và công ty liên kết
Sau 23 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI sở hữu 04 công ty con (trong đó nắm giữ 100% vốn Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM)) và liên kết trực tiếp với 2 công ty khác.
1.4.1 Công ty con
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, Công ty có 02 công ty con sở hữu trực tiếp như sau:

Công ty có 02 công ty con sở hữu gián tiếp qua Quỹ Đầu tư Thành viên SSI:

1.4.2 Công ty liên kết
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, Công ty có 02 công ty liên kết sở hữu trực tiếp được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

1.5. Cơ cấu cổ đông

Cổ đông trong nước nắm giữ 66.19% tổng vốn điều lệ tương ứng tổng số 1.491.130.137 cổ phiếu tại thời điểm 09/08/2022, trong đó cổ đông cá nhân chiếm hơn 50%, tuy nhiên đối với cổ đông nước ngoài, tỷ lệ nắm giữ của cổ đông tổ chức chiếm phần lớn hơn (12.55%) so với cổ đông cá nhân (1.51%). CTCP Chứng khoán SSI có hai cổ đông tổ chức lớn là Công ty TNHH Đầu tư NDH (6.32%) và Daiwa Securities Group Incorporation (15.54%).

1.6. Ban lãnh đạo công ty

Ông Nguyễn Duy Hưng vừa là người sáng lập, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI. Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Hồng Nam kiêm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
2.1. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị: triệu đồng

Đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của CTCP Chứng khoán SSI đạt 52,226 tỷ đồng. Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn là 48,621 tỷ đồng (chiếm hơn 90% tổng tài sản của SSI) và tài sản dài hạn là 3,494 tỷ đồng (chiếm chưa tới 10% tổng tài sản).

Tiền và các khoản tương đương tiền là 1,427 tỷ đồng (chiếm 2.71% tổng tài sản), chỉ tăng nhẹ so với đầu kỳ.

Các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL) có giá trị là 30,493 tỷ đồng (chiếm 58,39% tổng tài sản, tăng 34,73% so với năm 2021). Trong đó, giá trị trái phiếu chưa niêm yết chiếm 56,33% tổng tài sản tài chính FVTPL và trái phiếu chưa niêm yết chiếm 26,33% (giảm 13,23% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, cổ phiếu và chứng khoán niêm yết có giá trị là 1,102 tỷ đồng (chiếm 9,17% tổng tài sản FVTPL, tăng 7,52% so với đầu kỳ) và Cổ phiếu niêm yết cho hoạt động phòng ngừa rủi ro của chứng quyền chiếm 6.27% (tăng 6,16% so với đầu kỳ). Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chưa niêm yết và trái phiếu niêm yết lần lượt chỉ chiếm 0.70% và 0.83% so với tổng tài sản tài chính.

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn của SSI năm 2022 là tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm, có giá trị 3,507 tỷ đồng (chiếm 6,72% tổng tài sản của doanh nghiệp, giảm hơn 2 lần so với đầu kỳ).

Các khoản cho vay của SSI là 11,057 tỷ đồng (chiếm 21,17% so với tổng tài sản và đã giảm hơn 2 lần so với đầu kỳ), bao gồm cho vay hoạt động ký quỹ (trị giá 10,866 tỷ đồng) và cho vay hoạt động ứng trước tiền bán cổ phiếu cho nhà đầu tư (trị giá 185 tỷ đồng).

Tài sản tài chính dài hạn chiếm phần lớn (77,78% trên tổng tài sản dài hạn), với 2,156 tỷ đồng là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và 616 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) và Quỹ Đầu tư Công nghệ số Việt Nam (VDF)).

Đơn vị: triệu đồng

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của SSI là 1.33, ngang mức so với hai doanh nghiệp cùng ngành là CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) (1.67) và CTCP Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) (1.19), giảm đáng kể so với đầu kỳ là 2.57.

Nợ phải trả là 29,842 tỷ đồng, chiếm 57,04% tổng tài sản của SSI, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài sản tài chính (27,892 tỷ đồng) và còn lại là các khoản nợ phải trả ngắn hạn (1,896 tỷ đồng). SSI vay thấu chi 8,517 tỷ đồng, vay ngắn hạn ngân hàng 19,375 tỷ đồng (2,800 tỷ đồng từ ngân hàng BIDV, 3,950 tỷ đồng từ ngân hàng Vietcombank, 2,400 tỷ đồng từ ngân hàng Vietinbank, 8,514 tỷ đồng vay từ các ngân hàng khác và 1,710 tỷ đồng vay khác).

Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước là 114 tỷ đồng bao gồm thuế giá trị gia đăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.

Phải trả người bán ngắn hạn là 319 tỷ đồng (chiếm 0,61% tổng tài sản), trong đó phải trả tiền mua chứng khoán là 289 tỷ đồng, chiếm hơn 90% tổng mục phải trả này.

Chi phí trả trước dài hạn chủ yếu gồm các chi phí trang trí nội thất, trang thiết bị văn phòng, chi phí thi công sửa chữa và trang trí ngoại thất, chi phí gia hạn dịch vụ, bảo trì và bảo hành các phần mềm của Công ty. Các chi phí này được phân bổ vào báo cáo kết quả hoạt động hợp nhất trong thời gian tối đa 36 tháng.

Đây là các khoản thu nhập chưa thực hiện phát sinh do Công ty bán cổ phiếu cho công ty liên kết, số liệu trình bày ở trên tương ứng với tỷ lệ sở hữu của Công ty trong công ty liên kết thực hiện mua cổ phiếu và phần doanh thu chưa thực hiện khác.

Vốn chủ sở hữu trong năm 2022 đã được nâng lên 22,383 tỷ đồng (chiếm 42,86% so với tổng tài sản, so với 28% trong năm 2021). Vốn đầu tư của chủ sở hữu là 18,191 tỷ đồng, chiếm 81,27% tổng vốn chủ sở hữu, trong đó, vốn góp chủ sở hữu tăng từ 9,847 lên 14,911 tỷ đồng do phát hành cổ phiếu tăng vốn 100 tỷ đồng theo chương trình lựa chọn người lao động theo Nghị quyết số 01/2021/ NQ-ĐHĐCĐ ngày 22/05/2021 của ĐHĐCĐ và Phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu 1,963 tỷ đồng theo Nghị quyết số 01/2022/ NQ-ĐHĐCĐ ngày 10/01/2022 của ĐHĐCĐ; thặng dư vốn cổ phần là 3,299 tỷ đồng và cổ phiếu quỹ là -19 tỷ đồng.

Lợi nhuận chưa phân phối của SSI là 3,953 tỷ đồng (chiếm 17,66% tổng vốn chủ sở hữu), bao gồm lợi nhuận đã thực hiện chưa phân phối là 4,080 tỷ đồng và lợi nhuận chưa thực hiện là -126 tỷ đồng.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 trên đây được thu thập và tính toán lại từ báo cáo hợp nhất được kiểm toán của SSI. Sự sụt giảm của thị trường và thanh khoản đã ảnh hưởng nhiều đến các công ty chứng khoán.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SSI là 6,335 tỷ đồng, hoàn thành 63,2% so với kế hoạch đề ra; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2,109 tỷ đồng, đạt 48,3% so với kế hoạch.

Doanh thu hoạt động của SSI chủ yếu đến từ lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/ lỗ (FVTPL), lãi từ các khoản cho vay và phải thu và doanh thu và nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Các tài sản tài chính FVTPL có giá trị lãi là 2,020 tỷ đồng (chiếm 31,89% doanh thu hoạt động). Lãi từ các khoản cho vay và phải thu là 1,8 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so với năm 2021 (chiếm 28,42% doanh thu hoạt động). Bên cạnh đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán là nguồn thu lớn thứ ba trong tổng doanh thu hoạt động (chiếm 26.94%) có giá trị 1,706 tỷ đồng, giảm từ 2,519 tỷ đồng năm 2021. Do ảnh hưởng bởi các bất ổn vĩ mô, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm, nhiều nhà đầu tư bi quan và rút vốn ra khỏi thị trường, lượng giao dịch giảm cũng khiến doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán của SSI giảm đáng kể.
Biên lợi nhuận ròng năm 2022 của SSI đạt 26,80% (giảm gần 10% so với năm 2021), cao hơn so với biên lợi nhuận ròng của CTCP Chứng khoán VnDirect (17,87%).

Chi phí hoạt động của SSI là 2,704 tỷ bao gồm các khoản chi phí lớn là chi phí môi giới chứng khoán (1,336 tỷ đồng), lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL (961 tỷ đồng), chi phí hoạt động khác (233 tỷ đồng) lần lượt chiếm 49,41%; 35,55% và 8,64% chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, khoản hoàn nhập dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi, lỗ suy giảm tài chính và chi phí đi vay của các khoản cho vay năm 2022 giảm từ 43 tỷ đồng xuống còn 1.8 tỷ đồng.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Nhìn chung, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tư có xu hướng cải thiện, trong khi đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm đáng kể. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2022 của SSI là -5,775 tỷ đồng (tăng 1,80 lần so với năm 2021). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư chuyển từ dòng âm (-2, 840 tỷ đồng) sang dòng dương (4,088 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm từ 8,329 tỷ đồng năm 2021 xuống còn 3,363 tỷ đồng năm 2022.

3. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SSI NĂM 2023
Trong năm 2023, SSI đặt kế hoạch mục tiêu Doanh thu (hợp nhất): 6,917 tỷ đồng và Lợi nhuận trước thuế (hợp nhất): 2,540 tỷ đồng. Phương châm hoạt động của SSI là luôn đồng hành cùng NĐT.
Đối với mảng khách hàng cá nhân, đây là mảng kinh doanh cốt lõi với lực lượng cốt lõi là môi giới. Giai đoạn 2023 – 2025, SSI hướng đến phát triển khách hàng cá nhân theo hai hướng: (1) xây dựng, chuẩn hóa và đóng gói các sản phẩm đầu tư cho các nhóm NĐT: NĐT hiện tại và nhóm NĐT trẻ; (2) SSI không những tư vấn về cổ phiếu mà còn tư vấn hoạch định kế hoạch lâu dài cho khách hàng.
Đối với mảng nguồn vốn, mục tiêu kinh doanh của khối nguồn vốn là bảo đảm nguồn vốn dồi dào và ổn định cho các hoạt động kinh doanh của công ty như hoạt động cho vay margin và hoạt động đầu tư. Nguồn vốn đầu tư vào tài sản an toàn, bảo đảm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Về chi phí vốn, Quý 1 năm 2023, lãi suất vay giảm khoảng 20-30% từ thời điểm đỉnh lãi suất, bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ định để hạ lãi suất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đi vay.
Đối với mảng khách hàng tổ chức, SSI đang phát triển tương đối tốt. Thứ nhất, giá trị giao dịch của NĐT nước ngoài tăng lên và SSI là công ty hàng đầu về môi giới tổ chức nước ngoài. Thứ hai, về mặt môi giới nước ngoài, trong Quý 1/2023, SSI tăng gần 20% đến từ động lực từ năm 2022 và đối tác tại Mỹ của SSI hoạt động hiệu quả.

Việt Nam là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất đối với ngành dịch vụ tài chính với vốn hóa thị trường trên GDP và số lượng nhà đầu tư chứng khoán vẫn ở mức thấp. Theo VnDirect Research và Bloomberg, tính đến cuối Q1/23, tổng giá trị vốn hóa thị trường/GDP của Việt Nam đạt xấp xỉ 70%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 120% vào cuối năm 2025, cũng như tỷ lệ hiện tại của Thái Lan và Malaysia, lần lượt là 116% và 91%. Thêm vào đó, tỷ lệ số lượng nhà đầu tư/dân số tại Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực, chỉ khoảng 7,0% vào cuối Q1/23 (so với mức 8,3% và 12,4% tại Thái Lan và Malaysia). Ngành dịch vụ tài chính Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển.

Từ dữ liệu trên có thể thấy SSI đang trong top đầu thị phần môi giới ở cả hai sàn HOSE và HNX. Bên cạnh đó, chỉ trong Quý 1 năm 2023, tổng thị phần môi giới về Khối khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức tăng 30%. Kết luận lại, SSI có tiềm năng và cơ hội để mở rộng thị phần và thu hút khách hàng từ nghiệp vụ này.

4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÃ CỔ PHIẾU SSI
– SSI là một trong các công ty chứng khoán có tài sản lớn trên thị trường, với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn. SSI đặt ra nhiều giải pháp và hướng tới sự bền vững trong hoạt động kinh doanh.
– Hoạt động của SSI tập trung vào 05 lĩnh vực kinh doanh chính, trong đó thị phần môi giới luôn đứng top đầu thị trường.
– Thị trường chứng khoán trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ khả quan hơn so với năm 2022, nhưng chưa đảm bảo về khả năng bứt phá mạnh của thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ giữa T3/23 nhằm mục đích vực dậy thị trường vốn, ngành Chứng khoán là một trong những lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất khi lãi suất giảm do (1) lãi suất cho vay margin thấp hơn giúp thúc đẩy hoạt động giao dịch và (2) dòng tiền sẽ dịch chuyển từ kênh tiền gửi tiết kiệm sang kênh tài sản khác trong đó có kênh thị trường chứng khoán.