CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Thông tin chung
● Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Gemadept
● Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301116791 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 11 năm 1993 và đăng ký thay đổi lần thứ 26 ngày 19 tháng 5 năm 2021 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp.
● Vốn điều lệ: 3.013.779.570.000 đồng (Ba nghìn không trăm mười ba tỷ bảy trăm bảy mươi chín triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng)
● Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 7.947.756.019.956 (Bảy chín trăm bốn mươi bảy tỷ bảy trăm năm mươi sáu triệu không trăm mười chín nghìn chín trăm năm mươi sáu đồng)
● Điện thoại: (84 – 28) 38 236 236
● Email: info@gemadept.com.vn
● Website: www.gemadept.com.vn
● Mã cổ phiếu: GMD
2. Quá trình hình thành và phát triển
– Được thành lập vào năm 1990, Công ty Cổ phần Gemadept tiên phong đưa dịch vụ container vào Việt Nam. Đến năm 1995, Khai sinh cảng cạn đầu tiên tại Việt Nam – Phước Long ICD.
– Năm 2002 công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
– Đến năm 2010, Gemadept trở thành công ty cổ phần đầu tiên tham gia sở hữu và khai thác Cảng hàng hóa hàng không Tân Sơn Nhất, nâng tỷ lệ sở hữu trong Công ty Cảng Nam Hải lên 99,98%.
– Năm 2011, công ty khởi động chiến lược Logistics và liên doanh khai thác Trung tâm Logistics Ô tô đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016.
– Từ 2016 đến nay, công ty tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển mảng Logistic và liên lục khởi công, mở rộng các dự án cảng nước.

3. Lĩnh vực kinh doanh
Gemadept hoạt động trong các lĩnh vực: khai thác cảng, logistics, kinh doanh bất động sản, trồng cao su. Trong đó chiến lược tập trung phát triển hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Khai thác Cảng và Logistics, Gemadept sở hữu và khai thác hệ sinh thái Cảng và Logistics trải dài Bắc – Trung – Nam và vươn sang các quốc gia lân cận (Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Campuchia, Lào…)

4. Các công ty con và công ty liên kết
Tính tới thời điểm cuối năm 2022, Gemadept sở hữu 22 công ty con trong đó 27% công ty còn hoạt động về lĩnh vực Khai thác cảng (6 công ty). Trong số các công ty con này, Gemadept sở hữu 100% quyền biểu quyết của 8 công ty.

5. Cơ cấu cổ đông


Theo danh sách Cổ đông chốt ngày 10/10/2022, cổ phần phân bổ 47,35% trong nước và 52,65% là nước ngoài. Các cổ đông lớn là Công ty TNHH SSJ Consuling Việt Nam, Recollection, KIM Vietnam Growth Equity Fund, …

6. Ban lãnh đạo
Chủ tịch Hội đồng Quản trị là ông Đỗ Văn Nhân cùng với 9 thành viên HĐQT khác

Quá trình tăng vốn:
GMD tiến hành tăng vốn điều lệ nhiều lần trong đó lần gần nhất là tăng lên 3,013 tỷ đồng vào ngày 28/01/2021.

Lịch sử trả cổ tức:
Gemadept đã trả cổ tức cho cổ đông 21 lần, trong đó lần trả gần nhất là tháng 10 năm 2022 bằng tiền mặt.

II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 2022
1. Bảng cân đối kế toán

1.1. Về tài sản


Tổng tài sản của doanh nghiệp thời điểm 31/12/2022 là 13.031 tỷ đồng, tăng 2.299 tỷ đồng so với năm 2021 (tương ứng tăng 21,43%). Trong đó Tài sản ngắn hạn là 2.619 tỷ đồng, chiếm 20,1% và tài sản dài hạn là 13.031 tỷ đồng chiếm tới 79,9%.

a/ Đánh giá tài sản ngắn hạn
Thời điểm 31/12/2022, tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 929 tỷ đồng (tương ứng tăng 55%) so với năm 2021. Cơ cấu tài sản ngắn hạn gồm:
– Tiền và các khoản tương đương tiền: tại thời điểm 31/12/2022 là: 1.364 tỷ đồng, chiếm 10,47% tổng tài sản và tăng 727 tỷ, tương đương 114,07% so với năm 2021.

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: tại thời điểm 31/12/2022 là 82 tỷ đồng, chiếm 0,63% tổng tài sản, tăng 30 tỷ so với năm 2021 (tương ứng mức tăng 58,65%), bao gồm chứng khoán kinh doanh (46 tỷ) và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (64 tỷ).

– Các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2022 của Công ty là 868 tỷ đồng chiếm 6,66% tổng tài sản; tăng 26 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 3,06%), bao gồm: các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 542 tỷ, trả trước người bán 138 tỷ, phải thu về cho vay ngắn hạn 25 tỷ, các khoản phải thu ngắn hạn khác 174 tỷ.

+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng: tăng 105 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 24,06%). Khoản phải thu lớn nhất (90 tỷ) đến từ công ty liên kết là Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept – Terminal Link.

+ Trả trước cho người bán ngắn hạn: giảm 27 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 16,58%).

+ Phải thu về cho vay ngắn hạn: tăng 5 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 25,48%).
+ Các khoản phải thu ngắn hạn khác: giảm 56 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 24,35%).

Hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 là 83 tỷ đồng, chiếm 0,63% tổng tài sản của Công ty, tăng 14 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 20,11%). Bao gồm nguyên vật liệu (36 tỷ), nhiên liệu tồn trên tàu (18 tỷ), phụ tùng thay thế (18 tỷ), công cụ dụng cụ (331 triệu), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (9 tỷ) và hàng hóa, thành phẩm (2 tỷ).

– Tài sản ngắn hạn khác: tăng 132 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 147,49%)

b/Tài sản dài hạn của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 là 10412 tỷ đồng, chiếm 79,9% tổng tài sản Công ty, tăng 1370 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 15,15%). Trong đó: Các khoản phải thu dài hạn là 45 tỷ (chiếm 0,34% tổng tài sản), Tài sản cố định là 3262 tỷ (chiếm 29,32% tổng tài sản), tài sản dở dang dài hạn là 2790 tỷ (chiếm 21,41% tổng tài sản), đầu tư tài chính dài hạn là 3065 tỷ (chiếm 23,52% tổng tài sản), tài sản dài hạn khác là 1249 tỷ (chiếm 9,59% tổng tài sản).
– Các khoản phải thu dài hạn: giảm 767 triệu so với năm 2021 (tương ứng 1,75%).

– Tài sản cố định hữu hình của Công ty tăng 150 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 22,69%), chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc (1101 tỷ), máy móc thiết bị (1179 tỷ) và phương tiện vận tải, truyền dẫn (656 tỷ), tăng do triển khai xây dựng giai đoạn 2 cụm cảng Nam Đình Vũ.

– Tài sản cố định vô hình của Gemadept giảm 133 triệu so với năm 2021 (tương ứng 0,05%), tập trung dưới dạng quyền sử dụng đất (239 tỷ).

– Tài sản dở dang dài hạn: tăng 1044 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 59,75%), do công ty thực hiện xây dựng nhiều dự án, đầu tư lớn nhất vào 3 dự án trồng cao su của Pacific Pride (816 tỷ), Pacific Pearl (439 tỷ) và Pacific Lotus (354 tỷ).

– Đầu tư tài chính dài hạn: tăng 235 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 8,39%), chủ yếu đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết với 3026 tỷ đồng, tăng 234 tỷ so với cùng kỳ, chủ yếu tăng đầu tư vào CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn.

– Tài sản dài hạn khác: giảm 26 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 2,02%). Bao gồm chi phí trả trước dài hạn (912 tỷ), tài sản thuế thu nhập hoãn lại (151 tỷ) và lợi thế thương mại (186 tỷ).
Chi phí trả trước dài hạn tập trung chủ yếu ở tiền thuê đất của CTCP ICD Nam Hải và CTCP Cảng Nam Đình Vũ với trị giá 706 tỷ, và 124 tỷ chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất của CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ.

1.2 Về nguồn vốn
Tại thời điểm 31/12/2022, tổng nguồn vốn của GMD là 13031 tỷ đồng, trong đó: Nợ phải trả là 5083 tỷ đồng chiếm 39,01% tổng nguồn vốn của GMD, Vốn chủ sở hữu là 7948 tỷ đồng chiếm 60,99%. Nợ phải trả bao gồm 3211 tỷ nợ ngắn hạn (chiếm 24,64% tổng nguồn vốn) và 391 tỷ nợ dài hạn (chiếm 14,37%).
1.2.1 Nợ phải trả:

a) Nợ ngắn hạn: Tại thời điểm 31/12/2022 Nợ ngắn hạn của GMD là 3211 tỷ, tăng 948 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 24,64%) . Bao gồm các khoản: Phải trả người bán ngắn hạn 838 tỷ, Người mua trả tiền trước ngắn hạn 850 triệu, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 90 tỷ, Phải trả người lao động 104 tỷ, Chi phí phải trả ngắn hạn 194 tỷ, Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 1 tỷ, Phải trả ngắn hạn khác 1271 tỷ, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 543 tỷ, Dự phòng phải trả ngắn hạn 104 tỷ, Quỹ khen thưởng, phúc lợi 63 tỷ.
– Phải trả người bán ngắn hạn: tăng 458 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 120,3%), trong đó tăng gần 200 tỷ đến từ khoản phải trả cho 1 nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Rick Mountain Trading.

– Người mua trả tiền trước ngắn hạn: giảm 2 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 73,65%). Công ty không cung cấp thuyết minh liên quan.
– Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: tăng 63 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 235,06%).

– Chi phí phải trả ngắn hạn: giảm 257 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 56,92%
– Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn: giảm 275 triệu so với năm 2021 (tương ứng 20,93%).

– Phải trả ngắn hạn khác: tăng 995 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 360,98%). Các khoản phải trả lớn phát sinh trong năm 2022 đến từ việc nhận đặt cọc để chuyển nhượng công ty con liên quan đến Cảng Nam Hải Đình Vũ 1000 tỷ.

– Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: giảm 317 tỷ tương ứng 36,85% so với cuối năm 2021. Trong đó, công ty đã thanh toán khoản vay 210 tỷ cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn. Về phía các tổ chức khác, GMD cũng hoàn tất thanh toán các khoản vay cho LPBank (44 tỷ), Vietcombank (12 tỷ), Chailease International Financial Services (34 tỷ) và các tổ chức khác (34 tỷ).

Công ty trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi với số dư tại 31/12/2022 là 63 tỷ đồng.

b/ Nợ dài hạn: của Công ty tại thời điểm 31/12/2022 là 1872 tỷ, chiếm 14,37% tổng nguồn vốn. Tăng 448 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 31,49%). Bao gồm các khoản: Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 291 tỷ, Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 1486 tỷ, Phải trả dài hạn khác 96 tỷ.
– Doanh thu chưa thực hiện dài hạn: Tăng 14 tỷ so với năm 2021 (tương ứng mức tăng 5,21%).

– Vay và nợ thuê tài chính dài hạn: tăng 425 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 40,04%). Chủ nợ lớn nhất là Vietinbank với tổng nợ 729 tỷ, ghi nhận mức tăng hơn 700 tỷ trong năm 2022.
Tỷ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 25,54 thấp hơn năm 2021 cho thấy công ty vẫn duy trì cơ cấu vốn ổn định.

– Phải trả dài hạn khác: tăng 9 tỷ so với năm 2021 (tương ứng 10,58%).

1.2.2. Vốn chủ sở hữu: Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của GMD là 7948 tỷ đồng (chiếm 60,99% tổng nguồn vốn), tăng 903 tỷ so với năm 2021 do tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (mức tăng 85,62%). Trong đó: Vốn đầu tư của chủ sở hữu là: 3014 tỷ đồng; phần còn lại 1786 tỷ đồng là thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, lợi ích cổ đông không kiểm soát.

Qua bảng cân đối kế toán của GMD ta thấy, tài sản của GMD tập trung ở dạng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. Công ty duy trì tài sản cố định phù hợp so với trung bình ngành và tình hình kinh doanh tương đối tốt trong năm 2022, lượng tiền mặt lớn.
Cơ cấu nguồn vốn thay đổi không lớn so với năm 2021, doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu tương đối lớn, tỷ lệ nợ vay và nợ thuê tài chính không quá cao và có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp khá tự chủ về tài chính.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2022, doanh thu của GMD đạt 3898 tỷ đồng, tăng 692 tỷ đồng so với năm 2021 (tương đương 21.58%).

Xét về cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác cảng đem lại 3086 tỷ đồng và chiếm 79% tổng doanh thu, hoạt động logistics đem lại 811 tỷ đồng và chiếm 21%.

Suy thoái toàn cầu đã tác động rõ nét đến ngành khai thác Cảng và Logistics, đặc biệt từ quý 3 năm 2022.
Về hoạt động của khối Cảng
Mặc dù có sự sụt giảm trong quý 4, nhưng tính chung cả năm 2022, sản lượng khai thác cảng trong toàn hệ thống Gemadept vẫn đạt kế hoạch, với sản lượng đạt hơn 3 triệu TEU. Các cảng khu vực phía nam PIP, Bình Dương phối hợp hoạt động tốt, có nhiều dịch vụ hướng tới khách hàng, đạt hiệu quả cao. Cảng Gemalink đã cán mốc 2 triệu Teu ngay trong năm đầu khai thác 2022.

Tại phía Bắc, Hải Phòng, các cảng Nam Hải, Nam Hải Đình Vũ, Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD hoạt động tốt, có thêm các dịch vụ Port logistics, đồng thời trong năm đã triển khai được việc xây dựng giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ. Trong đó, cảng Nam Đình Vũ và Gemalink liên tục đón các tàu mới với quy mô lớn.

Về hoạt động của khối Logistics
Doanh thu mảng này đạt 812 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Mặc dù tình hình thị trường khó khăn, những các hợp đồng khai thác tàu và cho thuê tàu đến hết năm 2023 và một số đến hết năm 2024 hiện vẫn đang tốt. Mảng dịch vụ kho bãi đem lại doanh thu chủ yếu cho Gemadept Logistics; doanh nghiệp mở rộng thêm dịch vụ kho In-house Logistics cho các khách hàng lớn F&B, FMCG, Automotive và đưa vào hoạt động với tổng 46000 m2 kho. Hoạt động tuyến nội địa thuần tiếp tục đạt kết quả tốt, hoạt động tuyến Campuchia và trucking đem lại lợi nhuận khả quan cho Gemadept Shipping. Về Logistics Ô tô, KLine-Gemadept Logistics có doanh thu tăng trưởng do hoạt động phục vụ khách hàng Mercedes ổn định, ngoài ra do ảnh hưởng của việc siết tín dụng của ngân hàng, không cho vay mua xe vào những tháng cuối năm 2022 dẫn đến tồn bãi cao, đây chính là nguyên nhân tác động không nhỏ đối với sự gia tăng doanh thu của KGL.

Giá vốn hàng bán của GMD năm 2022 đạt 2180 tỷ, tăng 116 tỷ đồng so với năm trước (tương ứng 5%).

Với sự điều hành linh động và nắm bắt cơ hội từ thị trường cùng với việc triển khai quyết liệt công tác quản lý chi phí, giá vốn đã được kiểm soát tốt. Từ đó, biên lợi nhuận gộp được cải thiện, tăng từ 35,6% năm 2021 lên 44% vào năm 2022.

Kết thúc năm 2022, lợi nhuận sau thuế cán mốc 1.161 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận từ hai hoạt động cốt lõi là khai thác Cảng và Logistics đều ghi nhận mức tăng ấn tượng hai chữ số.

Gemadept đạt được kết quả ấn tượng này do sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong năm 2022, hoạt động kinh doanh được tối ưu hóa và chi phí được kiểm soát. Hơn nữa, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết năm 2022 ghi nhận 399 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với năm trước, chủ yếu từ sự đóng góp của CTCP Cảng Cái Mép Gemadept, CTCP Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn SCSC và nhóm các công ty liên doanh Holdings kinh doanh về Logistics – Shipping tiếp tục tăng trưởng và phát triển tốt.

Các chỉ số ROA, ROE tăng trưởng tốt qua các năm, lần lượt đạt 9,8% và 15,5% vào năm 2022.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2299 tỷ và tăng 138% so với năm 2021. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng tăng trưởng mạnh 114% so với năm 2021 và đạt 1364 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư đạt -1235 tỷ và giảm gần 2.5 lần so với năm 2021.
4. Các chỉ số tài chính

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2023
Chỉ tiêu Kế hoạch 2022

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của GMD đạt 2812 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ năm trước và đạt 72% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 2890 tỷ đồng, tăng 173% so với cùng kỳ và đạt 254% kế hoạch. Mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính do Cuối tháng 5, Gemadept đã thoái toàn bộ 84,66% vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ cho nhóm nhà đầu tư, trong đó bao gồm CTCP Container Việt Nam (Viconship – mã VSC). Khoản tiền lãi này đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính quý 2 của công ty.

Về mảng khai thác cảng, doanh thu mảng này đạt 2118 tỷ đồng, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước 9 tháng đầu năm đạt 564917 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Hàng container thông qua cảng biển đạt 18,36 triệu TEU, giảm 3% so với cùng kỳ.

Ngay đầu năm 2023, cụm cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đã chính thức đón chuyến tàu thương mại đầu tiên.

Vào tháng 5, Gemalink chính thức được phê duyệt tiếp nhận tàu với mớn nước lên đến 16 mét. Sản lượng container thông qua hệ thống cảng Gemadept đạt hơn 2 triệu TEU trong 9 tháng đầu năm, trong đó sản lượng container qua mỗi quý có sự tăng trưởng dần đều.

Còn về mảng Logistics và Shipping, doanh thu mảng này đạt 694 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Động lực chủ yếu đến từ việc CJ Gemadept trở thành đối tác chiến lược, cung cấp dịch vụ Logistics mảng Kho & Trung tâm phân phối cho hai ông lớn trong thị trường điện máy là Beko và Hitachi. Tiếp nối đà tăng trong Quý 2, dịch vụ cho thuê tàu, khai thác kho lạnh tiếp tục mang đến kết quả khả quan và đóng góp chủ lực vào kết quả chung. Tuy nhiên thị trường chung vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, khi tình trạng dư cung vận tải container ngày một trầm trọng, thị trường thuê tàu cũ duy trì tình trạng ảm đạm và một số hãng tàu bắt đầu áp dụng phụ phí Rủi ro chiến tranh trong bối cảnh chiến tranh Israel−Hamas nổ ra.

Vậy tiềm năng và thách thức nào cho doanh nghiệp trong thời gian tới?
Về kế hoạch dự án của GMD
– Cảng Gemalink đang hoàn thiện các thủ tục liên quan, thu xếp vốn để triển khai xây dựng, sẵn sàng đưa giai đoạn 2 vào khai thác từ năm 2024 & 2025, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường và các hãng tàu đối tác. Còn giai đoạn 3 cảng Nam Đình Vũ chưa được cập nhật thêm thông tin về tiến độ.
– Về 2 dự án bất động sản với vị trí hiếm hoi và đắc địa là khu phức hợp Saigon Gem tại thành phố Hồ Chí Minh và khách sạn Viêng Chăn (Lào), cùng với đó là dự án trồng rừng tại Campuchia dự kiến sẽ duy trì và phát triển cho đến khi tìm được đối tác thoái vốn phù hợp, để tập trung nguồn lực nhiều hơn vào các hoạt động kinh doanh chủ chốt.

Về khối khai thác cảng
Ngay sau khi đi vào vận hành tại giai đoạn I, Gemalink đã trở thành cảng nước sâu có quy mô lớn nhất tại khu vực Cái Mép – Thị Vải. Vào tháng 10, cảng Gemalink lập kỷ lục mới về sản lượng xếp dỡ lên tới 30 ngàn TEU, cao nhất tại Việt Nam và có đủ năng lực xếp dỡ cùng lúc 2 chuyến tàu có trọng tải lớn. Dự án cảng nước sâu Gemalink – Giai đoạn 2 với quy mô 39 héc-ta, công suất 1,5 triệu TEU/năm, cỡ tàu tiếp nhận 250.000 DWT, dự kiến chuẩn bị triển khai trong năm 2023 và hoàn thành giai đoạn 2.1 vào năm 2025 và giai đoạn 2.2 vào năm 2027.

Hơn nữa, cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải có cơ hội phát triển và hiện đại hóa, hướng trở thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế do Chính phủ mới phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030. Điều này là đà tăng trưởng mạnh mẽ cho cảng Gemalink, đặc biệt sau khi hoàn thiện giai đoạn 2.

GMD quy hoạch lại các mảng hoạt động cũng như các cảng, điển hình tại cảng phía Bắc, GMD đã thoái vốn thành công Cảng Nam Hải Đình Vũ và mới thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ 99.98% vốn tại Cảng Nam Hải vào tháng 10 vừa qua.

Toàn bộ khách hàng và nguồn lực sẽ tập trung và chuyển sang cảng Nam Đình Vũ để đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả cảng Nam Đình Vũ. Gemadept hiện đang nắm giữ thị phần thứ 3 tại khu vực Hải Phòng.

Công ty đặt mục tiêu dồn toàn lực lấp đầy công suất giai đoạn 1 và 2 của Nam Đình Vũ trong năm 2023, đồng thời đẩy nhanh các thủ tục để triển khai tiếp giai đoạn 3. Sản lượng cảng trong ngắn hạn có thể giảm nhưng sẽ tăng trưởng trong trung và dài hạn. Kỳ vọng, sau khi 3 giai đoạn đều đi vào hoạt động, Nam Đình Vũ tập trung nguồn lực và thu về kết quả kinh doanh đột phá hơn.

Về khối logistics
Liên doanh CJ Gemadept đã và đang khai thác tốt hệ thống kho bãi, trung tâm phân phối, vận tải phân phối. Gemadept tiếp tục đầu tư vào hoạt động Port Logistics, phát triển hệ thống depot, vận tải bộ, tận tải thủy nội bộ tại khu vực miền Bắc. Đặc biệt khi cảng Nam Đình Vũ được đưa vào khai thác toàn bộ 3 giai đoạn, hoạt động Port Logistics sẽ được khai thác tối đa để phục vụ cho sản lượng tăng thêm này.
Tình trạng cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới và từ các công ty Logistics của các hãng tàu tham gia thị trường, hay thậm chí từ các doanh nghiệp công nghệ cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh logistics thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng tự thiết lập hệ thống logistics tự vận hành… Một số trung tâm logistics hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và được tiêu chuẩn hóa đã đi vào hoạt động trong năm 2022.

Trong ngắn hạn, ngành cảng biển và logistics vẫn đang gặp khó khăn khi tình hình kinh tế chính trị còn nhiều biến động và khả năng phục hồi còn phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, với một loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết, thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, chính vì vậy, việc Gemadept liên tục mở rộng đầu tư vào cảng Gemalink giai đoạn 2 và sau đó là cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3 là bước nền cho sự hồi phục và tăng trưởng sắp tới.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GEMADEPT
– Doanh nghiệp đầu ngành về khai thác cảng và logistics, với hệ thống gồm 7 cảng (tính đến năm 2023) và 4 trung tâm logistics từ Bắc vào Nam.
– Khai thác cảng là mảng kinh doanh đem lại doanh thu chính cho Gemadept. Tại miền Bắc, doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào cảng Nam Đình Vũ với kế hoạch xây dựng giai đoạn 3. Cảng Gemalink cũng đang được triển khai giai đoạn 2, đặt nền móng đón những bước tiến tiếp theo của cảng Cái Mép – Thị Vải.
– Về mảng logistics, GMD là CTCP cung cấp hệ thống Logistics bao gồm 6 lĩnh vực khác nhau: Cảng hàng hóa hàng không, Trung tâm phân phối hàng hóa, Vận tải hàng siêu trường siêu trọng, Vận tải biển-thủy, Logistics hàng lạnh và Logistics ô tô, liên kết chặt chẽ với các cảng của doanh nghiệp.
– Về rủi ro, trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn còn phải đối mặt với tình hình kinh tế chung ảm đạm, xuất nhập khẩu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía đối với hoạt động logistics.