TỔNG CTCP DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM – PVS
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Thông tin chung
● Tên đầy đủ: Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
● Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100150577
● Vốn điều lệ: 4.780 tỷ VNĐ
● Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 12.948 tỷ VNĐ
● Điện thoại: 028.3910 2828
● Website: www.ptsc.com.vn
● Mã cổ phiếu: PVS
2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1986, thành lập Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).
Năm 1989, thành lập Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS).
Tháng 2 năm 1993, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) được sát nhập từ 2 đơn vị: Công ty Dịch vụ Dầu khí và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí.
Năm 1994 – 2006, đầu tư phát triển mạnh đội tàu dịch vụ dầu khí chuyên dụng hiện tại, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ cơ khí dầu khí.
Năm 2006, thực hiện quá trình cổ phần hóa, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Năm 2007, Chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cổ phiếu của PTSC chính thức niêm yết trên sàn HNX với mã cổ phiếu PVS.

3. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động chính của PTSC là cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật cho các ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp, bao gồm: Cơ khí dầu khí; kho nổi chứa dầu, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO); lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng công trình biển; căn cứ cảng dịch vụ; tàu dịch vụ dầu khí; Khảo sát địa chất, khảo sát sửa chữa công trình ngầm; công trình công nghệ; năng lượng tái tạo.

PTSC hiện là tổng thầu cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại Việt Nam và có uy tín trong khu vực, cung cấp các dịch vụ thiết kế, mua sắm, chế tạo, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối và chạy thử với hơn 60 dự án ngoài khơi và dự án công nghiệp.

4. Các công ty con và công ty liên kết
Tổng công ty PTSC có 06 chi nhánh, 01 văn phòng đại diện, 12 công ty con và 06 công ty liên kết tại 03 miền của đất nước và tại khu vực Châu Á.

5. Cơ cấu cổ đông
Trong cơ cấu cổ đông, các cá nhân và tổ chức Việt Nam chiếm 89.27%, các cá nhân và tổ chức nước ngoài chiếm 10.73%.
Trong đó, cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là công ty mẹ của PTSC, nắm giữ 51.38% tỉ lệ sở hữu.

6. Ban lãnh đạo

Hội đồng quản trị Tổng công ty gồm Sáu (06) Thành viên, trong đó 04 Thành viên chuyên trách, 01 Thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 01 Thành viên độc lập. Chủ tịch Hội đồng Quản trị là ông Phan Thanh Tùng và Tổng Giám đốc là ông Lê Mạnh Cường.
Lịch sử chi trả cổ tức:
– 27/09/2019 Trả cổ tức năm 2018 bằng tiền, 700 đồng/CP
– 20/11/2020 Trả cổ tức năm 2019 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
– 27/09/2021 Trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, 1,000 đồng/CP
– 27/09/2022 Trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, 800 đồng/CP
– 26/10/2023 Trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, 700 đồng/CP

II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 2022
1. Bảng cân đối kế toán

1.1. Tài sản
Theo thông tin trong Báo cáo tài chính đến hết 31/12/2022, Tổng tài sản của Tổng Công ty đạt 25,828 tỷ đồng. Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn là 16,388 tỷ đồng (chiếm 63.45% tổng tài sản) và tài sản dài hạn là 9,439 tỷ đồng (tương đương 36.55% tổng tài sản).
1.1.1. Tài sản ngắn hạn
– Tiền và các khoản tương đương tiền là 5,219 tỷ đồng, chiếm 20.21%, giảm 528 tỷ đồng, tương đương 9.19% so với năm 2021.

+ Các khoản tương đương tiền là các khoản tiền gửi bằng VND có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại với lãi suất bình quân từ 1% đến 6%/năm.
– Tính đến 31/12/2022, Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là 4,837 tỷ đồng, chiếm 18.73% tổng tài sản, tăng 2,160 tỷ đồng, tương đương 2.02% so với năm 2021.

+ Trong đó, chủ yếu là Tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi bằng VND có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng và trên 3 tháng tại ngân hàng thương mại với lãi suất là 3,5% đến 10,3%/năm (tại ngày 31 tháng 12 năm 2021: 2,8% đến 6,55%/năm).
– Cuối năm 2022, các khoản phải thu ngắn hạn là 5,043 tỷ đồng, chiếm 19.53% tổng tài sản, tăng 401 tỷ, tương đương 8.64% so với năm 2021. Trong đó:
+ Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 4,158 tỷ, chiếm 16.10% tổng tài sản, tăng 3.81% so với năm trước. Hầu hết là khoản phải thu ngắn hạn từ Liên danh TPSK (255 tỷ), North Oil Company (226 tỷ) và Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production tại Tp. Hồ Chí Minh (101 tỷ).
Cụ thể, Liên danh North Oil Company là khách hàng của PTSC với dự án Gallaf ở Qatar và Liên danh TPSK là khách hàng với dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam – Gói A1(LSP-A1).

+ Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn năm 2022 là 306 tỷ, chiếm 1.18% tổng tài sản, tăng 14 tỷ so với năm 2021. Phần lớn là các khoản trả trước cho Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (100 tỷ), Kocks Ardelt Kranbau GmbH (44 tỷ).

+ Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng theo dự án là 657 tỷ đồng, tăng 50.83%. Khoản này tăng do Công ty thực hiện Dự án Đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt là 66 tỷ.

+ Phải thu ngắn hạn khác là 657 tỷ, chiếm 2.54% tổng tài sản, tăng 50.83% so với năm trước. Trong đó, chủ yếu là doanh thu trích trước cho dịch vụ đã cung cấp cho Dự án Đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt (204 tỷ).

– Tổng công ty có 1,012 tỷ Hàng tồn kho, chiếm 3.92% tổng tài sản, giảm 1,073 tỷ, tương đương 51.48% so với năm 2021. Phần lớn là các khoản nguyên vật liệu (487 tỷ) và Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (434 tỷ).

+ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang thể hiện các khoản chi phí phát sinh liên quan đến dịch vụ, dự án. Chủ yếu là chi cho Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam (134 tỷ), Dự án Gallaf – giai đoạn 1 (73 tỷ), và Dự án gia công kết cấu thép cho GE (55 tỷ).

– Cuối năm 2022, Tài sản ngắn hạn khác là 276 tỷ, chiếm 1.07% tổng tài sản. Trong đó, 0.484 tỷ đồng là khoản trả trước cho người bán ngắn hạn và 123 tỷ là khoản phải thu ngắn hạn khác.
1.1.2. Tài sản dài hạn
– Tính đến ngày 31/12/2022, các khoản phải thu dài hạn của Tổng công ty là 124 tỷ, chiếm 0.48% tổng tài sản, giảm 0.29% so với năm 2021. Trong đó:
+ Khoản phải thu dài hạn khác là 123 tỷ, giảm 19.01% so với năm 2021. Đây phần lớn là các khoản ký quỹ, ký cược (111 tỷ đồng).

– Tài sản cố định là 3,040 tỷ đồng, chiếm 11.77% tổng tài sản, tăng 58 tỷ, tương đương 1.96% so với năm 2021. Trong đó:
+ Tài sản cố định hữu hình là 2,973 tỷ, chiếm 11.51% tổng tài sản, tăng 0.16% so với năm 2021. Khoản này chủ yếu máy móc, thiết bị là 1,094 tỷ.

+ Tài sản cố định vô hình là 67 tỷ, chiếm 0.26% tổng tài sản, tăng 54 tỷ so với năm 2021. Hầu hết là quyền sử dụng đất (51 tỷ) và phần mềm (16 tỷ).
– Tổng công ty có 169 tỷ đồng là Bất động sản đầu tư, chiếm 0.65% tổng tài sản, giảm 4 tỷ so với năm 2021.

– Khoản Tài sản dở dang dài hạn là 172 tỷ, chiếm 0.67% tổng tài sản. Khoản này chi cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (301 tỷ) và Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio – Ethanol Dung Quất (69 tỷ).

– Khoản đầu tư tài chính dài hạn là 4,918 tỷ, chiếm 19.04% tổng tài sản, tăng 76 tỷ, tương đương 1.58% so với năm 2021.

+ Trong đó, phần lớn là khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh là 4,901 tỷ đồng, chiếm 18.97% tổng tài sản, tăng 76 tỷ, tương đương 1.58% so với năm 2021.
Đây là các khoản đầu tư vào PTSC Asia Pacific Private Limited (641 tỷ), PTSC South East Asia Private Limited (341 tỷ) và Malaysia Vietnam Offshore Terminal (Labuan) Limited (292 tỷ). Đây đều là liên doanh của PTSC trong cùng lĩnh vực dầu khí, để đầu tư kho nổi chứa dầu.

1.2. Nguồn vốn
– Tổng nguồn vốn của công ty là 25,828 tỷ, tăng 983 tỷ, tương đương 3.96% so với năm 2021, trong đó có 12,879 tỷ là Nợ phải trả và 12,949 tỷ là Vốn chủ sở hữu.
1.2.1. Nợ phải trả
– Nợ phải trả của Tổng Công ty năm 2022 là 12,879 tỷ, chiếm 49.87% tổng nguồn vốn, tăng 568 tỷ, tương đương 4.62% so với năm 2021. Trong đó, nợ ngắn hạn là 9,199 tỷ, chiếm 71.42% nợ phải trả; nợ dài hạn là 3,680 tỷ, chiếm 28.58% nợ phải trả.
– Khoản Phải trả người bán ngắn hạn là 5,301 tỷ, chiếm 20.53% tổng nguồn vốn, tăng 1,019 tỷ, tương đương 23.81% so với năm 2021. Trong đó, chủ yếu là khoản phải trả cho Velocity Energy Private Limited (439 tỷ), Công ty CGG Services SA (118 tỷ), và CCG Veritas Services Private Limited (113 tỷ).

– Người mua trả tiền trước ngắn hạn là 214 tỷ, giảm 8 tỷ so với năm 2021. Hầu hết là khoản trả trước từ Cục xăng dầu – Tổng cục hậu cần (24 tỷ), Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Phát (21 tỷ).

– Người mua trả tiền trước dài hạn là 781 tỷ, chiếm 3.02% tổng nguồn vốn, giảm 73 tỷ so với năm 2021. Khoản này là khoản tiền Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1 trả trước cho việc thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú, hiện tại chưa hoàn thành việc quyết toán giá trị phần công việc.
– Khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch năm 2022 là 17 tỷ, giảm 93.93% so với năm 2021. Khoản này được dùng để chi cho dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam.

– Khoản doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn là 10 tỷ, giảm 47 tỷ, tương đương 81.46% so với năm 2021. Khoản này giảm do công ty đã phân bổ hết số dư cho dịch vụ cho thuê tàu dịch vụ phục vụ gần bờ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

– Doanh thu chưa thực hiện dài hạn là 191 tỷ, tăng 2 tỷ so với năm 2021.
+ Khoản này chủ yếu là khoản thanh toán nhận trước từ việc cho thuê cơ sở hạ tầng và đất tại Cơ sở hạ tầng 39,8 ha và cơ sở hạ tầng 23 ha trực thuộc Căn cứ Dịch vụ Hàng hải Dầu khí Sao Mai – Bến Đình, Thành phố Vũng Tàu.

– Phải trả khác là 663 tỷ, chiếm 2.57% tổng nguồn vốn, trong đó có 593 tỷ ngắn hạn, chiếm 89.50% phải trả khác, 69 tỷ dài hạn, chiếm 10.50% phải trả khác.
+ Phải trả ngắn hạn khác phần lớn là 430 tỷ phải trả cho Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy cho chi phí đóng mới kho nổi chứa dầu FSO5.

+ Khoản phải trả dài hạn khác chủ yếu là 69 tỷ phải trả cho khoản đặt cọc của Chi nhánh Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP – Công ty Kinh doanh Sản phẩm Khí về việc cung cấp tàu và dịch vụ vận hành tàu kho nổi chứa LPG lạnh trong 3 năm tại khu vực phía Bắc.
– Vay và nợ thuê tài chính là 1375 tỷ, chiếm 5.33% tổng nguồn vốn, trong đó có 752 tỷ ngắn hạn, chiếm 54.67% vay và nợ thuê tài chính, 623 tỷ dài hạn, chiếm 45.33% vay và nợ thuê tài chính.

+ Khoản vay ngắn hạn phần lớn là 639 tỷ vay bên thứ ba, thể hiện phần chênh lệch giá trị mà CGG Holding B.V. phải góp vốn vào PTSC CGGV. Khoản vay này không chịu lãi suất.

+ Với các khoản vay dài hạn chủ yếu là các khoàn vay ngân hàng có lãi suất từ 5.57%/năm đến 12.17%/năm. Các khoản vay này của Tổng công ty chủ yếu là để đầu tư tài sản dài hạn như căn cứ cảng, tàu dịch vụ dầu khí, thiết bị chuyên ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Vốn chủ sở hữu
– Tính đến ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của PVS là 12,949 tỷ, chiếm 50.13% tổng nguồn vốn, tăng 414 tỷ, tương đương 3.31% so với năm 2021.
– Vốn góp của chủ sở hữu là 4,779 tỷ, chiếm 18.51% tổng nguồn vốn, không thay đổi so với năm trước.

– Công ty có 39 tỷ thặng dư vốn cổ phần, 394 tỷ chênh lệch tỷ giá hối đoái và 14 tỷ lợi ích cổ đông không kiểm soát.
– Quỹ đầu tư phát triển là 3,214 tỷ, chiếm 12.44% tổng nguồn vốn, tăng 132 tỷ, tương đương 4.30% so với năm 2021.
– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 3,791 tỷ, chiếm 14.68% tổng nguồn vốn, tăng 170 tỷ, tương đương 4.70% so với năm 2021.
Trong những năm gần đây, PVS có khoản tiền và tương đương tiền được duy trì ở mức tỷ trọng cao, trong khi đó tỷ lệ nợ vay thấp, khoản nợ vay ngắn hạn thấp nên tính thanh khoản được đánh giá cao.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Tính đến ngày 31/12/2022, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 16,373 tỷ, tăng 2,174 tỷ, tương đương 15.31% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh cụ thể là:
+ Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí là 1.946 tỷ đồng, chiếm 11% doanh thu.
+ Dịch vụ tàu chứa FSO/FPSO là 2.266 tỷ, chiếm 12% doanh thu.
+ Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 510 tỷ, chiếm 3% doanh thu.
+ Dịch vụ căn cứ cảng là 1.616 tỷ, chiếm 9% doanh thu.
+ Dịch vụ cơ khí dầu khí là 9.160 tỷ, chiếm 50% doanh thu.
+ Dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 1.898 tỷ, chiếm 10% doanh thu.
+ Dịch vụ khác là 835 tỷ, chiếm 5% doanh thu.

– Giá vốn hàng bán của Tổng Công ty là 15,458 tỷ, tăng 2,035 tỷ, tương đương 15.16% so với năm 2021.
+ Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí là 1.799 tỷ đồng.
+ Dịch vụ tàu chứa FSO/FPSO là 2.125 tỷ.
+ Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 466 tỷ.
+ Dịch vụ căn cứ cảng là 1.295 tỷ.
+ Dịch vụ cơ khí dầu khí là 9.051 tỷ.
+ Dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 1.864 tỷ.
+ Dịch vụ khác là 728 tỷ.

– Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 là 915 tỷ, tăng 139 tỷ, tương đương 17.92% so với năm 2021.
+ Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí là 145 tỷ đồng, chiếm 15.85% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ tàu chứa FSO/FPSO là 139 tỷ, chiếm 15.19% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 45 tỷ, chiếm 4.92% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ căn cứ cảng là 327 tỷ, chiếm 35.74% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ cơ khí dầu khí là 162 tỷ, chiếm 17.7% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 34 tỷ, chiếm 3.72% lợi nhuận gộp.
+ Dịch vụ khác là 63 tỷ, chiếm 6.88% lợi nhuận gộp.

– Như vậy, mảng dịch vụ cơ khí dầu khí đem lại doanh thu cao nhất nhưng mảng dịch vụ căn cứ cảng đem lại lợi nhuận gộp cao nhất.
+ Doanh thu mảng dịch vụ tàu chứa sụt giảm do tàu FSO MV12 dừng hoạt động tàu vì sự cố kỹ thuật cùng với các chi phí dự phòng sửa chữa khoảng 200 tỷ đồng.
+ Doanh thu căn cứ cảng giảm so với năm trước vì giá xăng dầu tăng cao, thiếu hụt container tác động tiêu cực khối lượng hàng hóa thông qua cảng PVS. Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn ngừng hoạt động. Doanh thu khó có sự tăng trưởng do chưa có kế hoạch xây dựng cảng.
+ Doanh thu M&C tăng do hợp đồng quốc tế từ Gallaf (Qatar), Shwe Jacket (Myanmar), Greater Changhua (Đài Loan) nhưng biên lợi nhuận không có nhiều cải thiện do chi phí đầu vào tăng.
– Doanh thu hoạt động tài chính là 489 tỷ, tăng 212 tỷ, tương đương 76.21% so với năm trước. Khoản này tăng do lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng cao.

– PVS có 163 tỷ chi phí tài chính, tăng 68 tỷ, tương đương 72.33% so với năm 2021. Trong đó, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái là 109 tỷ, tăng 136.96 so với năm 2021.

– Chi phí bán hàng là 79 tỷ, giảm 11.31% so với năm 2021.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp là 828 tỷ, tăng 16.20% so với năm 2021. Khoản tăng thêm chủ yếu đến từ chi phí nhân viên và chi phí dịch vụ mua ngoài.

– Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty là 991 tỷ, tăng 327 tỷ, tương đương 49.31%.
– Thu nhập khác là 219 tỷ, giảm 6.71% so với năm 2021. Đây chủ yếu là 139 tỷ từ khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành các công trình xây dựng.

– Chi phí khác là 36 tỷ, tăng 73.87% so với năm 2021 do tăng khoản tiền phạt, bồi thường.

– Năm 2022, Lợi nhuận trước thuế của công ty là 1,174 tỷ, tăng 21.1% so với năm 2021. Đồng thời, đạt 192,4% kế hoạch năm 2022.
– Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 944 tỷ, tăng 39.45% so với năm trước.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Năm 2022, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là 1,174 tỷ.
– Lưu chuyển cho hoạt động đầu tư là 1,162 tỷ.
– Lưu chuyển tiền hoạt động tài chính là âm 509 tỷ.
– Tính đến cuối năm 2022, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của PVS là 515 tỷ đồng, số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ là 5,747 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu kỳ.
4. Các chỉ số tài chính

III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2023

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PVS đạt 12,591 tỷ đồng, tăng 13.63% so với cùng kỳ năm trước và đạt 95.39% kế hoạch đề ra.
Trong đó, doanh thu dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí đạt 1125 tỷ đồng; dịch vụ tàu chứa đạt 1497 tỷ đồng; dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 219 tỷ; dịch vụ căn cứ cảng là 975 tỷ đồng; dịch vụ cơ khí dầu khí là 7085 tỷ đồng; dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 1222 tỷ đồng.

Về giá vốn hàng bán, chi cho dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí đạt 1002 tỷ đồng; dịch vụ tàu chứa đạt 1438 tỷ đồng; dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 193 tỷ; dịch vụ căn cứ cảng là 761 tỷ đồng; dịch vụ cơ khí dầu khí là 6997 tỷ đồng; dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 1177 tỷ đồng.

Như vậy, biên lợi nhuận của từng mảng cụ thể như sau:
– Dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí là 10.88%.
– Dịch vụ tàu chứa FSO/FPSO là 3.95%.
– Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình, ROV là 12.13%.
– Dịch vụ căn cứ cảng là 21.88%.
– Dịch vụ cơ khí dầu khí là 1.23%.
– Dịch vụ vận hành, lắp đặt, O&M là 3.67%.
– Dịch vụ khác là 3.85%.
Doanh thu hoạt động tài chính là 515 tỷ, tăng 40.68% so với cùng kỳ năm trước. Khoản này tăng do lãi từ tiền gửi và tiền cho vay tăng cao lên 363 tỷ.

PVS có 113 tỷ chi phí hoạt động tài chính, tăng 58.24% so với cùng kỳ năm 2021 do chi phí lãi vay tăng cao lên 56 tỷ và lỗ chênh lệch tỷ giá tăng lên 56 tỷ trong khi các khoản dự phòng giảm giá bị giảm đi xuống 85 tỷ.

Chi phí bán hàng là 59 tỷ, tăng 12.7% so với cùng kỳ năm 2022.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là 664 tỷ, giảm 0.99% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế đạt 775 tỷ đồng, tăng 15.33% so với cùng kỳ và đạt 99.36% kế hoạch.
Tuy nhiên, lợi nhuận khác ghi nhận mức âm 21 tỷ do việc chấm dứt hợp đồng cho thuê FPSO Lam Sơn trước thời hạn.
Triển vọng và thách thức cho PVS
★ Về mảng Xây lắp công trình biển M&C: Giá dầu Brent vượt mức 80 USD/thùng khuyến khích hoạt động thăm dò và khai thác quốc tế.
– Hiện tại PVS đang triển khai 9 dự án giai đoạn 2023 – 2024.

(Nguồn: VBCS)
– Trong đó, Greater Changhua 2a & 4: PVS đã ký hợp đồng với Orsted Taiwan Ltd về việc chế tạo và cung cấp chân đế cho dự án có tổng công suất 920 MW với trị giá hơn 300 triệu USD. Và hợp đồng thi công 2 trạm biến áp với tổng giá trị hơn 100 triệu USD.
– Baltica 2: Liên doanh PTSC M&C – công ty con của PVS đã thành công ký thỏa thuận có trị giá hơn 300 triệu USD với PGE Group và Orsted cho việc thiết kế, sản xuất và vận hành 4 trạm biến áp ngoài khơi cho dự án điện gió Baltica 2 tại Ba Lan.
★ Mảng cho thuê kho chứa nổi FSO/FPSO
– PVS vận hành 6 tàu FSO/FPSO và đều đã ký hợp đồng dài hạn.

(Nguồn: VBCS)
– Mảng FSO/FPSO được cho là sẽ hưởng lợi khi thị trường E&P đang dần nóng lên. Đồng thời, PVS cũng đang tham gia vào đấu thầu hợp đồng cho thuê kho nổi chứa dầu cho mỏ Lạc Đà Vàng với giá trị hơn 100 triệu USD.
★ Mảng dịch vụ cảng
– Hiện tại, PVS vận hành 8 cảng biển và có doanh thu ổn định từ 1,300 – 1,700 tỷ đồng/năm.
– Đồng thời, PVS đã đầu tư 6 nhà xưởng mới dùng trong thi công chân đế điện gió có công nghệ hiện đại, từ đó tăng lợi thế của Tổng Công ty trên thị trường.
★ Dự án Lô B Ô Môn:
– Đây là dự án đường ống dẫn khí có mức đầu tư lớn khoảng 12 tỷ USD và đang nhận được nhiều sự quan tâm trong bối cảnh các mỏ dầu khí có sản lượng đóng góp lớn đều ở giai đoạn khai thác cuối.
– PVS đã tham gia đấu thầu và nhận được nhiều kết quả tích cực như thắng thầu các gói lớn bao gồm EPCI 1, EPCI 2, EPC, PC,…nhận được hồ sơ mời thầu “Cung cấp và cho thuê định hạn Kho chứa và xuất condensate (FSO)”.
– “Thiết kế, mua sắm, thi công và lắp đặt giàn công nghệ trung tâm, giàn nhà ở và tháp đuốc” (EPCI 1) với giá trị PTSC thực hiện là 492 tỷ USD, dự định hoàn thành trong cuối năm 2026. Hiện tại, PVS vẫn đang phối hợp với khách hàng để triển khai kế hoạch cũng như hoàn thiện các phụ lục liên quan của Hợp đồng để tiến hành ký kết.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PVS
1. Lợi thế
– PVS chiếm thị phần lớn ở các ngành như dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí là 97%, dịch vụ căn cứ cảng với thị phần mảng cảng là 100%, dịch vụ kho nổi là 60%.
– PVS hiện là doanh nghiệp đầu ngành trong hoạt động xây dựng công trình dầu khí ngoài khơi cũng như cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam, PVS có nhiều lợi thế trúng thầu các gói thầu về dầu khí và điện gió trong tương lai.
– Trong mảng M&C năng lượng tái tạo, đối thủ cạnh tranh trong ngành hạn chế, mà quy mô lợi nhuận mảng điện gió chưa đủ hấp dẫn các nhà thầu tại Đông Á khi họ đang có khối lượng công việc lớn.
– PVS có lợi thế vượt trội về bãi cảng phù hợp cho mảng M&C điện gió hơn các đối thủ cạnh tranh chính tại Đông Nam Á.
2. Hạn chế
– PVS hoạt động trong ngành đặc thù, phụ thuộc chủ yếu vào một số dự án hoặc đối tác nhất định.